Bảo vệ người lao động thông qua đối thoại

Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội được LĐLĐ Thành phố ra quyết định thành lập mô hình thí điểm 11/2009. Sau gần 9 năm hoạt động hiện, Công đoàn ngành đang trực tiếp chỉ đạo 67 CĐCS với gần 20.000 CNVCLĐ trong đó có 17.000 đoàn viên công đoàn.

Tổ chức Hội nghị NLĐ đạt tỷ lệ cao

Trước thực tế đời sống, việc làm của đoàn viên công đoàn CNVCLĐ ngành dệt may còn nhiều khó khăn, tập thể BCH Công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội đã luôn thống nhất, đoàn kết, nỗ lực vượt mọi khó khăn, phát huy tốt vai trò của tổ chức công đoàn, nhất là trong việc chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động.

Chủ tịch Công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội Hoàng Thanh Sơn phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị NLĐ Công ty TNHH may xuất khẩu Đại Nghĩa năm 2018.

Điều này được thể hiện rõ nét nhất trong công tác lãnh đạo chỉ đạo các CĐCS thực hiện quy chế dân chủ và tổ chức đối thoại, thương lượng, ký kết TƯLĐTT ngành và TƯLĐTT doanh nghiệp.

Ông Hoàng Thanh Sơn - Chủ tịch Công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội cho biết, thực hiện Bộ luật Lao động; Luật Công đoàn, Nghị định số 60/2013/ NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ và các văn bản của Tổng LĐLĐ Việt Nam hướng dẫn công đoàn tham gia tổ chức Hội nghị người lao động (NLĐ) và xây dựng Quy chế đối thoại tại doanh nghiệp và các thông tư hướng dẫn thi hành việc thực hiện dân chủ trong cơ quan và doanh nghiệp, Công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội đã chủ động nghiên cứu, xây dựng kế hoạch triển khai đến các CĐCS, tổ chức tập huấn cho BCH CĐ và NSDLĐ cơ sở đồng thời, phân công cán bộ nghiên cứu, phân loại, chia nhóm CĐCS; cử cán bộ đến trực tiếp nắm tình hình SXKD, tư tưởng CNLĐ và NSDLĐ… tổng hợp, phân tích và đề ra các giải pháp hướng dẫn CĐCS thực hiện Quy chế dân chủ và đối thoại tại nơi làm việc.

Với cách tổ chức thực hiện từ ngành đến cơ sở như trên, đến nay toàn ngành có 56/67 CĐCS trực thuộc, trong đó 01 đơn vị HCSN, ( có 10 đơn vị gặp khó khăn trong SXKD không thương lượng và ký kết được TƯLĐTT) tổ chức thương lượng và ký kết TƯLĐTT doanh nghiệp.

Trong đó có 36/56 đơn vị = 64% bản thỏa ước được Sở LĐTB&XH Thành phố đánh giá có các điều, khoản cao hơn luật, có lợi hơn cho người lao động, còn lại 20/56 đơn vị = 36% đang trong quá trình thương lượng, đối thoại và chuẩn bị ký kết trong thời gian tới.

Dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn sát sao của Công đoàn ngành, các CĐCS đã tích cực phối hợp với người sử dụng lao động triển khai đến các phòng, ban, phân xưởng đơn vị các quy định của pháp luật, Nghị định của Chính phủ và chủ trương của Tổng LĐLĐ Việt Nam về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Kết quả, năm 2018 có 49/66 đạt 74,24% đơn vị xây dựng được Quy chế tổ chức Hội nghị cán bộ công chức (CBCC), Hội nghị NLĐ; có 48/65 đơn vị xây dựng Quy chế đối thoại, quy chế Hội nghị NLĐ đạt 73,84%. Riêng đối với việc tổ chức Hội nghị NLĐ, Công đoàn ngành đã đôn đốc và chỉ đạo cơ sở xây dựng kế hoạch, chuẩn bị tốt về nội dung từ cấp tổ, bộ phận, phòng, ban, phân xưởng phát huy dân chủ trong Hội nghị NLĐ tham gia đóng góp đề nghị sửa đổi, bổ sung TƯLĐTT, các điều khoản của HĐLĐ, thực hiện các chế độ chính sách tiền lương, tiền thưởng, nội quy, quy chế cơ quan, doanh nghiệp, đảm bảo quy định của Nghị định số 60/2013/NĐ-CP; Hướng dẫn số 1755/HD-TLĐ và Hướng dẫn số 1499/HD-TLĐ ngày 21/9/ 2015 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam và các văn bản hướng dẫn của thành phố. Năm 2018 đã có 48/65 đơn vị tổ chức Hội nghị NLĐ đạt 73,84%.

Xây dựng hiệu quả TƯLĐTT từ cấp ngành tới các doanh nghiệp

Theo lãnh đạo Công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện chức năng đại diện, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động của Công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội vẫn còn gặp nhiều khó khăn bởi không có cấp ủy, chính quyền đồng cấp lãnh đạo và phối hợp chỉ đạo các hoạt động.

Mặc dù vậy, sau nhiều năm chủ động, kiên trì, thuyết phục, Công đoàn ngành đã xây dựng và ký kết chương trình phối hợp công tác với Hội Dệt may Hà Nội giai đoạn 2016-2020 đồng thời tập trung trọng tâm là việc đàm phán, thương lượng và ký kết Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ngành Dệt-May Hà Nội đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của đông đảo CNLĐ và đoàn viên công đoàn trong toàn ngành, tạo tiền đề cho quá trình đàm phán, thương lượng và ký kết được bản TƯLĐTT ngành Dệt-May với Hội Dệt may Hà Nội.

Bản TƯLĐTT ngành Dệt- May Hà Nội sau khi ký kết đã được Bộ LĐTB&XH, Sở LĐLĐTB& XH, LĐLĐ Thành phố và Công đoàn Dệt may Việt Nam đánh giá cao, có nhiều điều khoản cao hơn Luật, có lợi hơn cho người lao động và là bản TƯLĐTT ngành thứ 3 trên toàn quốc được thực hiện sau Dệt may Việt Nam và Dệt may Bình Dương.

Bản TƯLĐTT ngành Dệt-May Hà Nội được ký kết đã khẳng định là công cụ để cụ thể hóa các qui định của pháp luật phù hợp với tính chất, đặc điểm của các doanh nghiệp cùng ngành nghề, làm cơ sở pháp lý để doanh nghiệp thực hiện giao kết hợp đồng lao động đối với người lao động, tạo nên sự cộng đồng trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh trên cơ sở pháp luật lao động, tạo điều kiện cho NLĐ thông qua sức mạnh tập thể để thương lượng nhằm đạt được những lợi ích cao hơn so với qui định của pháp luật lao động.

Bên cạnh đó, TƯLĐTT còn là cơ sở pháp lý đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên trong quan hệ lao động, đặc biệt là khi xảy ra các tranh chấp lao động và quá trình giải quyết tranh chấp lao động phát sinh tại cơ sở.

Điều quan trọng, theo lãnh đạo Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội là, căn cứ bản TƯLĐTT ngành và đăng ký tham gia của 27 đơn vị, Ban Thường vụ Công đoàn ngành và Hội Dệt may Thành phố đã yêu cầu các CĐCS, NSDLĐ xây dựng TƯLĐTT tập thể doanh nghiệp đảm bảo các chế độ không thấp hơn TƯLĐTT ngành.

Quá trình đối thoại, thương lượng và ký kết thỏa ước được triển khai thực hiện theo 6 bước sau: Bước 1: Các bên đưa ra yêu cầu và nội dung cần thương lượng sát với thực tế doanh nghiệp, ngành trên tinh thần khách quan cùng có lợi, tránh đưa ra những yêu cầu có tính chất yêu sách đòi hỏi hoặc áp đặt.

Bước 2: Các bên tiến hành thương lượng trên cơ sở xem xét các yêu cầu và nội dung của mỗi bên. Bước 3: khi dự thảo thỏa ước đã được xây dựng xong các bên tổ chức lấy ý kiến của tập thể NLĐ, các chuyên gia trong lĩnh vực lao động từ ngành đến cơ sở.

Bước 4: Tổ chức hiệp thương giữa các bên và hoàn thiện lần cuối dự thảo TƯLĐTT doanh nghiệp, trên cơ sở đã lấy được ý kiến của tập thể NLĐ khi có trên 50% số người của tập thể lao động trong doanh nghiệp tán thành, các bên tiến hành ký kết.

Bước 5: Sau khi TƯLĐTT được ký kết, CĐCS và NSDLĐ tổ chức tuyên truyền, phổ biến TƯLĐTT đến NLĐ thông qua hội nghị các tổ, bộ phận; thông qua hệ thống truyền thanh nội bộ, niêm yết tại bản tin đơn vị… Báo cáo Sở LĐTB&XH thành phố và CĐN.

Bước 6: Định kỳ 6 tháng đánh giá việc thực hiện thỏa ước của các bên, kịp thời rút kinh nghiệm các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện và đưa ra các giải pháp dự kiến sửa đổi, bổ sung những bất cập của thỏa ước cho năm tiếp theo.

Với cách tổ chức thực hiện từ ngành đến cơ sở như trên, đến nay toàn ngành có 56/67 CĐCS trực thuộc, trong đó 01 đơn vị HCSN, (có 10 đơn vị gặp khó khăn trong SXKD không thương lượng và ký kết được TƯLĐTT) tổ chức thương lượng và ký kết TƯLĐTT doanh nghiệp. Trong đó có 36/56 đơn vị = 64% bản thỏa ước được Sở LĐTB&XH thành phố đánh giá có các điều, khoản cao hơn luật, có lợi hơn cho người lao động, còn lại 20/56 đơn vị = 36% đang trong quá trình thương lượng, đối thoại và chuẩn bị ký kết trong thời gian tới.

Có thể nói, tích cực chỉ đạo thực hiện tốt việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và chỉ đạo hiệu quả việc ký kết TƯLĐTT từ cấp ngành tới cơ sở, Công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội đã thực hiện tốt vai trò là điểm tựa vững chắc cho đoàn viên, người lao động.

Phạm Diệp

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/bao-ve-nguoi-lao-dong-thong-qua-doi-thoai-84685.html