Báo Ukraine chỉ sự thật đắng về Mỹ

Nếu xảy ra xung đột thật sự với Nga, Mỹ sẽ là người hưởng lợi, vừa có cớ chặn Nord Stream-2 vừa được đặt căn cứ, chỉ Kiev thiệt.

Tờ báo Strana của Ukraine mới đây đã chỉ ra các kịch bản xung đột giữa Nga và Ukraine, điều mà cả Kiev và Moscow đều đang cố kiềm chế. Đáng tiếc là kể cả kịch bản tồi tệ nhất xảy ra thì Mỹ mới là bên hưởng lợi trong cuộc xung đột này.

Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky đến thăm giới tuyến miền Đông.

Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky đến thăm giới tuyến miền Đông.

Theo đó, tờ Strana cho rằng, người Mỹ có thể hài lòng với bất kỳ kết quả nào của cuộc chiến. Nếu trong chiến tranh, phía Nga không hỗ trợ lực lượng vũ trang địa phương ở Đông Ukraine thì Ukraine sẽ chiếm lại lãnh thổ của mình, đây là kết quả mà Nga không thể chấp nhận.

Nếu Nga can thiệp, quân đội Ukraine sẽ bị đánh bại, đây cũng là lý do chính đáng của Mỹ để can dự.

Washington có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt “không tưởng” nhất đối với Nga và thuyết phục Đức dừng dự án North Stream-2, đồng thời thiết lập căn cứ quân sự ở Ukraine.

Theo kịch bản này, dù cho Nga tấn công ở mức độ nào thì Ukraine chắc chắn vẫn sẽ trở thành “nạn nhân”. Dù cho đó là tổn thất của Quân đội Ukraine, hay Ukraine mất bao nhiêu lãnh thổ, đây đều không phải là vấn đề lớn đối với người Mỹ.

Hiện nay, Ukraine đang nỗ lực kéo các nước tham gia vào đàm phán cho hòa bình ở miền Đông Ukraine gồm Đức, Pháp và Nga nỗ lực để giải quyết vấn đề người ly khai.

Nhưng trong trường hợp đàm phán bế tắc, Ukraine có thể không còn tuân thủ thỏa thuận Minsk. Trong nội bộ Ukraine, có thể tất cả các lực lượng ủng hộ thỏa hiệp với Nga bị loại trừ, điều này khiến chính sách thân phương Tây “lên ngôi”. Một khi điều này xảy ra, Ukraine sẽ sớm gia nhập NATO, và việc Mỹ thiết lập căn cứ quân sự ở Ukraine gần biên giới Nga chỉ còn là vấn đề thời gian.

Trong trường hợp này, Nga có thể giáng một “đòn chí mạng” vào quân đội Ukraine ở Donbass, buộc Ukraine phải ký một thỏa thuận Minsk mới, đồng thời thực hiện các thỏa thuận này ngay lập tức và điều chỉnh chính sách đối ngoại thân phương Tây của mình.

Hành động này sẽ khống chế được tình hình xung đột ở Đông Ukraine, đồng thời giải quyết được vấn đề nước ngọt ở Ukraine. Tuy nhiên, một tình huống có thể xảy ra là, các cuộc tấn công quân sự của Nga vào Ukraine làm cho Chính phủ Ukraine phải quay về với Nga về mặt chính sách. Cuối cùng, Mỹ vẫn là quốc gia được hưởng lợi.

Theo tờ báo, trong kịch bản Nga và Ukraine chỉ răn đe lẫn nhau ở biên giới và không có ý định tiến hành cuộc chiến quy mô lớn thì duy trì căng thẳng ở tiền tuyến là điều thuận lợi cho chính quyền Tổng thổng Zelensky trong bối cảnh liên tục đối mặt với các chỉ trích từ phe đối lập trong nước.

Đối với Nga, họ muốn phương Tây hiểu về giới hạn ở chính sách mở rộng về phía Đông sẽ chỉ dừng lại ở lằn ranh Ukraine. Ukraine cần hiểu, để tránh chiến tranh, Ukraine phải thực hiện thỏa thuận Minsk một cách toàn diện. Ngoài ra, Nga muốn thông qua Ukraine để gửi đến phương Tây thông điệp rằng: “không nên cản trở dự án North Stream-2, nếu không Nga thực sự không còn gì để mất”.

Trong trường hợp này, Mỹ có thể lợi dụng tình hình ở Ukraine để chứng tỏ “sự hung hăng” của Nga đối với châu Âu và khuyến khích Đức từ bỏ dự án Nord Stream-2. Ngoài ra, kịch bản này có thể làm tăng sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực.

Anh điều máy bay chiến đấu đến Đông Âu giữa lúc Donbass "căng như dây đàn".

Trong các diễn biến mới nhất, người phát ngôn Tổng thống Ukraine Iuliia Mendel ngày 12/4 cho biết, Nga đã điều hơn 40.000 lính đến biên giới phía đông Ukraine và hơn 40.000 lính đến Crimea.

Anh tuyên bố sẽ điều 6 máy bay chiến đấu đến Đông Âu trong bối cảnh gia tăng ở giới tuyến Donbass. Các máy bay Typhoon sẽ nhận hỗ trợ từ binh sĩ thuộc Phi đoàn Hậu cần Viễn chinh số 1 và Phi đội Vận tải Cơ khí số 2 của Không quân Hoàng gia. Các máy bay sẽ triển khai từ căn cứ ở Anh trong tuần này.

Triển khai máy bay Typhoon là một phần trong sứ mệnh kiểm soát trên không thường niên của NATO mang tên Chiến dịch Biloxi. 100 lính bộ Anh cũng dự kiến được điều tới Ukraine để tham gia tập trận chung với binh sĩ Ukraine trong mùa hè này.

Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab khẳng định London và Washington "phản đối mạnh mẽ" điều họ mô tả là "chiến dịch gây bất ổn khu vực" của Nga tại Donbass.

Nhà Trắng tuần này khẳng định lượng binh sĩ Nga tại biên giới Ukraine đang ở mức cao chưa từng thấy kể từ năm 2014 khi xung đột nổ ra.

Vào cuối tuần rồi, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken về "hậu quả" nếu Nga hành xử "hung hăng" với Ukraine. Mỹ cũng đã điều chiến hạm tới Biển Đen trong tình hình nóng.

Tuy nhiên, Điện Kremlin rất bình tĩnh trong tình huống này. Điện Kremlin cho biết việc điều quân chỉ là diễn tập, không phải mối đe dọa. Ngày 7/4, Nga khẳng định Nga sẽ tiếp tục duy trì các lực lượng quân sự tại khu vực gần biên giới với Ukraine chừng nào Moscow coi đây là hành động phù hợp và không gây ra các mối đe dọa.

Người phát ngôn Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov cũng tuyên bố sự di chuyển quân của Nga trên lãnh thổ nước này không gây lo ngại cho các nước khác vì Nga không đe dọa bất kỳ nước nào, trong đó có Ukraine. Phía Đức cũng đã ủng hộ lập luận này nên đã không yêu cầu Moscow giảm quân tại khu vực biên giới.

Ông Peskov khẳng định Nga sẽ tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh quốc gia trong trường hợp NATO triển khai quân tới Ukraine.

Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergei Ryabkov đã gửi đi cảnh báo với Washington rằng, tốt hơn hết là Mỹ nên tránh xa Crimea. Ông Ryabkov gọi việc tàu Hải quân Mỹ tiến vào Biển Đen là một hành động khiêu khích, Washington đang chơi xỏ Moscow.

"Liên bang Nga đang cảnh báo Mỹ rằng tốt hơn là họ nên tránh xa Crimea và bờ Biển Đen", ông nói.

Trong khi đó, Hạ viện Nga bình luận những hành động như điều tàu chiến của Mỹ có thể làm phức tạp thêm tình hình xung quanh Donbass.

Clip chuyến thị sát giới tuyến Donbass của Tổng thống Zelensky:

Huy Vũ

Nguồn Đất Việt: http://datviet.trithuccuocsong.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/bao-ukraine-chi-su-that-dang-ve-my-3430580/