Bào tử lợi khuẩn bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ

Men vi sinh chứa bào tử lợi khuẩn mang lại hiệu quả vượt trội trong việc giải quyết tình trạng táo bón, tiêu chảy, phân sống,… bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ.

Táo bón ở trẻ vấn đề đau đầu cha mẹ

Rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là táo bón ở trẻ là vấn đề đau đầu với nhiều bậc cha mẹ. Trẻ qua thời kỳ giãn ruột, bước vào trong giai đoạn ăn dặm, rất dễ bị táo bón vì bắt đầu tập làm quen với sữa công thức, thức ăn mới. Trẻ táo bón nhẹ có thể 3-4 ngày mới đi ngoài một lần, trẻ táo bón nặng có thể cả tuần không đi lần.

Tình trạng táo bón kéo dài sẽ gây nên những nguy hại lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Nó không chỉ gây nên vòng luẩn quẩn là: táo bón - biếng ăn - ốm vặt liên miên mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, làm cho độc tố tích tụ và gây ra các bệnh ở đường sinh dục.

Tình trạng táo bón xảy ra phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi và là nỗi lo lắng của rất nhiều phụ huynh (ảnh minh họa)

Tình trạng táo bón xảy ra phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi và là nỗi lo lắng của rất nhiều phụ huynh (ảnh minh họa)

Ở nhiều trẻ, việc táo bón không được xử lý sớm, khiến phân ngày càng rắn, khó đẩy ra ngoài, mỗi lần đại tiện trẻ đều có cảm giác đau rát, gây tâm lý sợ đi ngoài. Lâu dần khiến trẻ có thói quen nhịn tiêu, làm tình trạng táo bón càng nặng hơn. Trẻ có thể xuất huyết đại tràng, viêm ống hậu môn trực tràng, áp xe hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn, tắc ruột chỉ vì táo bón kéo dài.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 4037,9 triệu lượt trẻ em trên toàn thế giới mắc các vấn đề đường tiêu hóa, điển hình là táo bón hoặc tiêu chảy và chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi.

Bào tử lợi khuẩn đối với hệ tiêu hóa

Bào tử lợi khuẩn là các lợi khuẩn được bao bọc bởi lớp bào tử. Sự ra đời của các lợi khuẩn dạng bào tử hỗ trợ xử lý nhanh và kiểm soát hiệu quả các vấn đề liên quan đến được tiêu hóa của trẻ.

So với các lợi khuẩn sống bình thường, khó có khả năng sống sót qua môi trường acid dạ dày nên hiệu quả mang lại rất thấp thì lợi khuẩn dạng bào tử có rất nhiều điểm ưu việt. Bào tử lợi khuẩn được xem là trạng thái bền vững nhất bởi ở trạng thái này, vi khuẩn như “ngủ đông”, có thể duy trì sự sống mà không cần đến hoạt động trao đổi chất. Chúng có thể đi qua môi trường acid ở dịch vị dạ dày, sống được cả trong môi trường kháng sinh, chịu được nhiệt độ cao lên 70-80 độ C. Đến ruột non, trong điều kiện môi trường thích hợp chúng sẽ phá bỏ lớp bào tử, phát triển, sinh sôi và phát huy tối đa công dụng của mình.

Nghiên cứu cho thấy, một hệ tiêu hóa khỏe mạnh cần có 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn đường ruột. Khi tỷ lệ này bị mất cân bằng (thường là hại khuẩn tăng lên) chúng ta sẽ gặp rắc rối về tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, phân sống, viêm loét đại tràng,...

Lợi khuẩn sẽ làm nhiệm vụ cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, ổn định lại hệ tiêu hóa, cải thiện và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể nên sẽ nhanh chóng giải quyết các vấn đề về rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Với trường hợp táo bón, các lợi khuẩn góp phần làm tăng cường nhu động ruột, co bóp để làm mềm phân đồng thời tạo một lớp màng sinh học gọi là Biofilm, lớp màng này được xem như chất xơ sinh học có độ nhớt, làm tăng thể tích phân, tạo khuôn phân để đẩy phân ra ngoài dễ hơn. Với trường hợp tiêu chảy, viêm loét đại tràng, lợi khuẩn cạnh tranh với hại khuẩn, gia cố hàng rào biểu mô ruột chữa lành các tổn thương, đồng thời tạo ra lớp màng sinh học giúp ngăn chặn sự tấn công, xâm hại trở lại của hại khuẩn.

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/bao-tu-loi-khuan-bao-ve-he-tieu-hoa-cua-tre-n180257.html