Báo Trung Quốc: Thời cơ chiến lược giải phóng Đài Loan (1)

Truyền thông Trung Quốc cho rằng, nếu như năm 1949 nước này có chút ít năng lực đổ bộ đường biển thì nhiều khả năng, Đài Loan đã không còn tồn tại tới ngày hôm nay.

Đầu năm 1949, Quốc dân Đảng đã thất bại trong một loạt chiến dịch lớn, trên 1 triệu binh sĩ tử trận, bị thương hay mất tích. Mùa hè năm đó, các lực lượng Quân giải phóng chỉ vấp phải sự chống cự yếu ớt, khi họ đẩy lùi phòng tuyến của Quốc dân Đảng, vượt sông Dương Tử, và đánh chiếm cả Nam Kinh (thủ đô của Trung Hoa Dân Quốc lúc đó) và Thượng Hải. Ảnh: Quân đội Quốc dân đảng phòng thủ sông Dương Tử.

Đầu năm 1949, Quốc dân Đảng đã thất bại trong một loạt chiến dịch lớn, trên 1 triệu binh sĩ tử trận, bị thương hay mất tích. Mùa hè năm đó, các lực lượng Quân giải phóng chỉ vấp phải sự chống cự yếu ớt, khi họ đẩy lùi phòng tuyến của Quốc dân Đảng, vượt sông Dương Tử, và đánh chiếm cả Nam Kinh (thủ đô của Trung Hoa Dân Quốc lúc đó) và Thượng Hải. Ảnh: Quân đội Quốc dân đảng phòng thủ sông Dương Tử.

Tưởng Giới Thạch - Lãnh đạo Trung Hoa Dân Quốc, buộc phải chạy sang đảo Đài Loan và Mao Trạch Đông đã bỏ lỡ cơ hội xóa sổ Trung Hoa Dân Quốc, vì Mao Trạch Đông lúc đó không có phương tiện tung sức mạnh qua eo biển Đài Loan. Ảnh: Quân đội Tưởng Giới Thạch rút ra Đài Loan.

Mao Trạch Đông và các nhà lãnh đạo khác của Đảng Cộng sản Trung Quốc hiểu rằng, cần phải kết thúc hoàn toàn cuộc chiến bằng một chiến dịch tiến công giải phóng Đài Loan quy mô lớn.

Dù Quân Giải phóng Nhân dân chưa có kinh nghiệm tiến hành các chiến dịch phức tạp và mạo hiểm như vậy, nhưng có những lý do chiến lược và chính trị buộc họ phải cố gắng. Đảng Cộng sản Trung Quốc coi đây là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Trung Quốc.

Mùa Thu năm 1949, các quân đội của Mao Trạch Đông đã quét sạch những ổ đề kháng cuối cùng và kiểm soát toàn bộ lục địa Trung Hoa. Eo biển ngăn cách Hoa Lục với Đài Loan của Quốc dân Đảng chỉ rộng 120 hải lý. Mùa Hè năm đó (1949), Mao Trạch Đông đã chỉ thị cho Túc Dụ, quyền Tư lệnh Quân dã chiến Thứ 3, bắt đầu chuẩn bị cho trận quyết chiến giải phóng Đài Loan.

Trong những bức điện gửi cho Túc Dụ, Mao đề ra bốn nguyên tắc chuẩn bị đó là, Thứ nhất: Động viên và huấn luyện binh sĩ Dã chiến quân về tác chiến vượt eo biển; Thứ hai: Chuẩn bị đầy đủ phương tiện vận chuyển để tiến hành chiến dịch tiến công vượt eo biển.

Thứ ba là bảo đảm phòng không cho các lực lượng đổ bộ đường biển và cuối cùng là phối hợp hành động với binh sĩ Quốc dân Đảng đã đào ngũ sang Hoa Lục, cùng với gián điệp và/hoặc các phần tử thân Mao khác, đã cài cắm ở đảo Đài Loan.

Những công việc chuẩn bị này hoàn toàn không dễ dàng. Hải quân của Quân Giải phóng Trung Quốc đang ở thời kỳ trứng nước, lúc đó chủ yếu chỉ gồm thuyền máy và một số chiến hạm nổi cũ chiếm được của Quốc dân Đảng.

Với lực lượng như vậy, Hải quân của Quân Giải phóng Trung Quốc không đủ số lượng phương tiện cần thiết để tiến hành cuộc tiến công đổ bộ. Hơn nữa, những phương tiện vượt biển cỡ nhỏ này chỉ có tốc độ 4-5 hải lý/giờ, nghĩa là phải mất trên 20 giờ để vượt qua eo biển.

Không có lực lượng không quân mạnh, giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cử Lưu Thiếu Kỳ, sau này là Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sang gặp nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin, và Stalin đã đồng ý bán cho “người anh em” Trung Hoa 400 chiếc máy bay mới cứng.

Nhưng phía Trung Quốc còn gặp thêm nhiều khó khăn khác nữa. Huấn luyện binh sĩ lục quân Quân Giải phóng, để tiến hành chiến dịch tiến công đổ bộ đường biển qui mô lớn là điều chưa có tiền lệ trong lịch sử, Quân đội Trung Quốc đương đại không có kinh nghiệm tác chiến đổ bộ đường biển, hoàn toàn không biết những gì là cần thiết để hiệp đồng binh chủng hiệu quả.

Các sĩ quan Quân đội Trung Quốc chưa bao giờ nghiên cứu sâu về những vấn đề chiến thuật liên quan đến tác chiến đổ bộ đường biển hiện đại – chẳng hạn, làm thế nào để chuyển quân từ các tàu vận tải lớn sang các xuồng hay tàu đổ bộ cỡ nhỏ hoặc làm thế nào để tiêu hao lực lượng phòng ngự trên bờ biển của đối phương bằng hỏa lực pháo hạm.

Khi đó Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc chỉ có kinh nghiệm sơ đẳng trong tác chiến vượt sông, không thể vận dụng có hiệu quả trong chiến dịch tiến công đổ bộ đường biển quy mô lớn. Nhất là việc chiếm đầu cầu đổ bộ, kiểm soát, và bảo đảm hậu cần trong suốt thời gian vượt qua eo biển.

Qua nghiên cứu tình hình, Mao quyết định: Nhiệm vụ trong năm 1950 của quân đội Trung Quốc là giải phóng đảo Hải Nam, Đài Loan, Tây Tạng và quét sạch lực lượng tàn dư của Quốc dân đảng trong vùng lãnh thổ đã giải phóng.

Tháng 5/1950, Quân giải phóng Trung Quốc giải phóng đảo Hải Nam, trong một chiến dịch đổ bộ bằng thuyền buồm và dễ dàng giành thắng lợi; nên hầu hết mọi người đều lạc quan cho rằng, ngày giải phóng Đài Loan không còn xa. Nguồn ảnh: Sina. (còn nữa)

Những thức phim quý hiếm về cuộc nội chiến Trung Quốc giai đoạn 1946 - 1949.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/bao-trung-quoc-thoi-co-chien-luoc-giai-phong-dai-loan-1-1488718.html