Bảo tồn và phát huy giá trị của Bài chòi

Là tên gọi của quyển sách quý nhằm phục vụ cho việc lập hồ sơ trình UNESCO do GS. Hoàng Chương chủ biên. Sách này sẽ là quà tặng cho khách tại Lễ đón nhận Di sản Bài chòi sắp tới tại Bình Định.

Quyển sách nhằm nhận diện giá trị văn hóa và nghệ thuật của bài chòi trong quá trình hình thành và phát triển trong đời sống hiện nay, đặc biệt là nếp sinh hoạt văn hóa của nhiều tầng lớp nhân dân khu vực Nam Trung Bộ. Bài chòi ra đời từ hàng trăm năm trước và phát triển trong làng quê ở miền Trung, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người lao động khu vực duyên hải miền Trung.

Hình thức diễn xướng dân gian (đánh bài chòi) cùng với hình thức biểu diễn bài chòi chuyên nghiệp sôi nổi hiện nay, cho thấy cuộc sống của nghệ thuật bài chòi bền vững trong hàng trăm năm qua. Dĩ nhiên bài chòi cũng như các loại hình nghệ thuật dân tộc khác đang cạnh tranh quyết liệt với nghệ thuật thương mại, với làn nghệ thuật giải trí đơn thuần, thậm chí vô bổ nhưng cực mạnh.

Muốn hết khô âm đạo khi quan hệ, hãy làm theo cách sau

Cụ ông 82 tuổi chia sẻ cách "chấm dứt" Đờm, Ho, Khó thở vì Hen suyễn

Cuốn sách quý về giá trị của bài chòi của GS. Hoàng Chương.

Nội dung quyển sách Bảo tồn và phát huy giá trị Bài chòi nhằm cung cấp luận cứ khoa học để khẳng định sự cần thiết phải xây dựng hồ sơ về bài chòi trình UNESCO xét duyệt công nhận nghệ thuật bài chòi là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp. Để đạt được mục tiêu đó, người thực hiện đề tài này đã đi sâu nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển nghệ thuật của bài chòi trên cơ sở có nhiều nguồn tư liệu sách báo của các nhà nghiên cứu giàu kinh nghiệm như Phan Ngạn, Hoàng Lê, Trần Hồng, Trương Đình Quang... kết hợp với luồng truyền thuyết dân gian. Người thực hiện công trình này đã tiếp cận nhiều nguồn tư liệu, kết hợp khảo sát xem biểu diễn và nghệ thuật âm nhạc, từ đó diễn giải, minh họa trong các chương trình nội dung và đưa ra những kiến nghị, những giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị bài chòi.

Nguồn gốc và quá trình phát triển của bài chòi, từ độc diễn (một người đóng vai, đóng hai vai, ba vai) tiến đến nhiều người cùng diễn một lớp trò ngắn và tiếp theo là diễn cả những chuyện tích dài như Thoại Khanh - Châu Tuấn, Lâm Sanh - Xuân Nương, Kiều Nguyệt Nga... trên sân khấu chiếu (Bài chòi chiếu) tiến lên sân khấu chuyên nghiệp như tuồng, chèo, cải lương, nhưng bài chòi vẫn giữ được sinh hoạt nghệ thuật dân gian “Hội đánh bài chòi” và hô hát bài chòi lẻ. Hình thức này phát triển mạnh nhất trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp cho đến hôm nay.

Nói chung tác giả đã cố gắng trình bày khá đầy đủ lịch sử hình thành và phát triển nghệ thuật của bài chòi từ manh nha đến chuyên nghiệp, từ hình thức nghệ thuật đến nội dung trò diễn xướng, từ hô đến hát, từ đơn giản đến phức tạp cả âm nhạc và múa, nói chung là thấy được nét đẹp riêng, độc đáo và đặc sắc của nghệ thuật bài chòi mà nhân dân cả nước đều yêu thích. Quyển sách cũng cho độc giả thấy rõ thực trạng bài chòi hiện nay để tìm ra giải pháp bảo tồn và phát huy, phát triển cho đúng hướng và trên cơ sở ấy đề xuất với UNESCO công nhận bài chòi là di sản của nhân loại.

Ngọc Anh

Nguồn SK&ĐS: http://suckhoedoisong.vn/bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-cua-bai-choi-n134292.html