Báo Thổ Nhĩ Kỳ bình luận về 'sự trả giá' của Armenia

'Không ai bị lãng quên, không có gì bị lãng quên', các nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ nói.

Armenia trả giá vì "lập trường thân phương Tây", tờ Daily Sabah của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.

Trước đó Thủ tướng Nikol Pashinyan đã thể hiện những định hướng chính trị của mình khi còn là thứ trưởng.

Trở lại năm 2013, ông phản đối việc Armenia gia nhập Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU), vì theo cách nói của ông, những người khởi xướng hiệp định này muốn xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của đất nước.

Ba năm sau, ông Pashinyan cũng từ chối ký một thỏa thuận về việc thành lập một hệ thống phòng không thống nhất Nga - Armenia ở Kavkaz, vì Nga - theo lời của ông, không phải là người bảo đảm cho sự ổn định và an ninh của Armenia.

Đúng như vậy, sau khi lên nắm quyền, ông Nikol Pashinyan đã thay đổi đáng kể. Nhưng "không ai bị lãng quên, không có gì bị lãng quên", các nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ nói.

Nhiều chuyên gia tin rằng sau khi nổ ra xung đột ở Nagorno-Karabakh, Moskva sẽ ngay lập tức ra tay ủng hộ người Armenia, giống như Thổ Nhĩ Kỳ đã làm với Azerbaijan.

Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra: nhà lãnh đạo Nga quyết định quan sát cuộc chiến, lưu ý rằng các hoạt động quân sự không được tiến hành trên lãnh thổ Armenia.

Kết quả là sau cuộc họp ba bên giữa Nga, Armenia và Azerbaijan, ông Pashinyan đã ký một thỏa thuận hòa bình với Tổng thống Azerbaijan Aliyev, theo đó Yerevan buộc phải nhượng bộ nghiêm túc. Như vậy, ông Putin đã cho thủ tướng Armenia một bài học.

Tổng thống Nga Putin đã giữ quan điểm trung lập trong cuộc chiến Karabakh

Xung đột Nagorno-Karabakh nổ ra vào ngày 27/9/2020. Các chuyên gia quân sự đã mệnh danh đây là cuộc đối đầu đẫm máu nhất trong lịch sử khu vực. Để giải quyết tình hình, Nga đã đưa lực lượng gìn giữ hòa bình của riêng mình tới, họ sẽ kiểm soát việc việc tuân thủ các thỏa thuận hòa bình và giám sát các khu vực biên giới.

Các lực lượng vũ trang của Azerbaijan đã cố gắng chiếm làng Berdashen ở Nagorno-Karabakh, trái với thỏa thuận ba bên về một hiệp định đình chiến, nhà báo người Nga Semyon Pegov đưa tin trước đó trên kênh WarGonzo Telegram. Bản thân cư dân ở đây đang cố gắng ngăn chặn Quân đội Azerbaijan tiến vào lãnh thổ của họ.

Thượng viện Pháp mới đây đã thông qua một nghị quyết kêu gọi chính phủ công nhận Cộng hòa Nagorno-Karabakh. Armenia gọi nghị quyết là "một quyết định lịch sử", trong khi Azerbaijan cho rằng đây chỉ là "một mảnh giấy".

Tùng Dương

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/bao-tho-nhi-ky-binh-luan-ve-su-tra-gia-cua-armenia-3423530/