Bảo tàng đánh thức Di sản phi vật thể

Khi mà các phương tiện, hình thức giải trí càng đa dạng phong phú, thì việc thu hút công chúng đến với bảo tàng càng trở nên khó khăn, đặc biệt là việc giới thiệu, quảng bá các di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc tới giới trẻ. Tuy nhiên, tại Bảo tàng Đà Nẵng, các giá trị văn hóa truyền thống trở nên gần gũi và hấp dẫn nhờ cách làm sáng tạo.Sinh viên Nguyễn Thị Kiều Oanh- Trường Cao đẳng Lương thực- Thực phẩm Đà Nẵng: Khi đến đây em được nghe nghệ nhân kể về quá trình làm mắm cũng như về lịch sử hình thành làng thì em cảm thấy rất vui và tự hào.Cô Trần Thị Tú Nhi- Giảng viên trường Đại học Duy Tân: Các bạn lần đầu tiên có cơ hội trải nghiệm thực tế và hiểu biết thêm về các làng nghề truyền thống, thì đây là một hoạt động rất ý nghĩa để mang di sản đến với cộng đồng nhiều hơn, có thêm sức sống và giúp các bạn trẻ có thêm tình yêu với di sản và văn hóa Việt Nam mình nhiều hơn.Ông Trần Ngọc Vinh- Chủ tịch Làng nghề nước mắm Nam Ô, thành phố Đà Nẵng: Các em gìn giữ được gì qua những trao đổi của tôi, bí quyết nghề làm nước mắm của chúng tôi để các em càng nắm được về nhận thức. Sau này tương lai các em là nhà văn, nhà giáo, kỹ sư, bay bác sĩ, nhà doanh nghiệp thì các em cũng có kiến thức đó để trao truyền lại cho hậu thế thì điều này chúng tôi rất phấn khởi.Ông Graeme Were- Đại học Bristol, Vương quốc Anh: Tôi rất quan tâm đến nỗ lực và cách làm của Bảo tàng Đà Nẵng để giới thiệu di sản văn hóa, ví dụ như nói về nghề làm nước mắm truyền thống của làng chài Nam Ô thì họ đã mời nghệ nhân là những người rất am hiểu lĩnh vực này để giúp các bạn trẻ hiểu được tầm quan trọng của truyền thống và sự phát triển bền vững của làng nghề trong tương lai. Điều đó rất hay.Ông Trần Văn Chuẩn- Trưởng phòng Giáo dục Truyền thông, Bảo tàng Đà Nẵng: Với nỗ lực của đội ngũ cán bộ bảo tàng thì chúng tôi bằng mọi giá phải tổ chức được những chương trình ghi đậm dấu ấn truyền thống như thế này để mà chúng tôi có thể lôi kéo các em về với giá trị truyền thống từ ngàn năm cha ông chúng ta đã đ

Những chậu cá cơm tươi, muối biển, các nghệ nhân thoăn thoắt bên những dụng cụ chuyên dụng để ủ mắm, lọc mắm. Đây chính xác là quy trình để tạo ra những giọt nước mắm Nam Ô trứ danh. Điều khác biệt duy nhất là không gian của màn trình diễn. Đây là khuôn viên Bảo tàng Đà Nẵng, chứ không phải làng chài bên bờ biển Nam Ô.

Đây không phải là lần đầu tiên Bảo tàng Đà Nẵng “đánh thức” Di sản văn hóa phi vật thể một cách sống động như thế. Thông qua các chương trình “Nghệ nhân trao truyền” như thế này, hoặc trải nghiệm vẽ mặt nạ tuồng, hay các hoạt động Phiên chợ Tết xưa, Vui hội Trăng rằm, đã khiến các giá trị truyền thống, các di sản phi vật thể trở nên gần gũi và hấp dẫn công chúng, nhất là là thế hệ trẻ.

Lâu nay, trong khi các bảo tàng luôn là điểm tham quan mà du khách nước ngoài không mấy khi bỏ qua, thì việc thu hút khách trong nước đến bảo tàng vẫn còn nhiều khó khăn. Nhưng với các hoạt động trải nghiệm hấp dẫn, Bảo tàng Đà Nẵng đang đi đúng hướng trong việc “kéo” khách nội địa đến với mình.

Bảo tàng không chỉ là nơi lưu giữ, trưng bày các hiện vật, tư liệu khô khan, và đến Bảo tàng không chỉ để ngắm những tư liệu, hiện vật im lìm trong tủ kính. Rõ ràng, Bảo tàng còn là nơi để những di sản văn hóa phi vật thể phô bày vẻ đẹp và sức hút ngàn năm của mình với công chúng, đặc biệt là giới trẻ.

Nguồn VNEWS: http://vnews.gov.vn/bao-tang-danh-thuc-di-san-phi-vat-the