Bảo quản bộ phận đứt rời của nạn nhân tai nạn giao thông như thế nào?

Các bác sĩ khuyến cáo bạn nên bảo quản phần chi thể đúng cách để ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi.

Thời gian vàng để khâu nối cứu sống phần chi đứt rời?

Không quá 2 tiếng
Không quá 4 tiếng
Không quá 6 tiếng

GS.TS Trần Thiết Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội), cho biết thời gian vàng để khâu nối cứu sống phần chi phải trước 6 tiếng kể từ thời điểm bị đứt rời, tránh tình trạng bộ phận đó bị hoại tử do không được cung cấp máu.

Bộ phận đứt rời dính chất bẩn có nên rửa sạch trước khi bảo quản?


Không

BS Lê Ngọc Tuấn, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, cho biết cần rửa sạch bộ phận đứt rời để loại bỏ bẩn, bởi dị vật có thể gây ô nhiễm vết thương.

Có thể vệ sinh bộ phận đứt rời bằng:

Sữa tắm, xà phòng
Nước muối sinh lý, nước chín để nguội
Nước máy, nước giếng

Theo BS Lê Ngọc Tuấn, cần rửa sạch bộ phận đứt rời bằng nước chín để nguội, nước muối sinh lý, tuyệt đối không dùng xà phòng, hay hóa chất.

Ngay sau tai nạn phải bảo quản chi thể đứt rời trực tiếp vào thùng đá?

Đúng
Sai

Tránh để phần đứt rời tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh gây bỏng lạnh, dễ làm mạch máu và dây thần kinh bị hỏng.

Bạn cần cho chi thể đứt rời vào đâu trước khi ướp lạnh?

Bọc bằng giấy báo
Bọc bằng giấy bạc
Túi nylon sạch, buộc kín, hoặc bọc trong miếng gạc

Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Hải Nam, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình và Bỏng, Bệnh viện 19-8 (Bộ Công an), khuyến cáo bạn nên cho phần chi thể đứt rời vào túi nylon sạch, buộc kín, có thể bọc trong miếng gạc. Sau đó, ta đặt vào một túi nylon khác đựng nước, buộc kín bỏ vào thùng đá, giữ ở nhiệt độ 4-10 độ C.

Nếu bộ phận chưa đứt lìa hoàn toàn cần bảo quản như thế nào?

Cắt rời, ướp lạnh trong túi đá
Không cắt rời, dùng gạc băng lại, đặt túi đá bên cạnh
Giữ nguyên tình trạng đưa đến bệnh viện

Nếu bộ phận cơ thể chưa đứt lìa hoàn toàn mà vẫn còn dính lại trên da, không nên cắt rời, kể cả trường hợp gần như đứt hoàn toàn. Thay vào đó, bạn nên dùng dùng gạc băng lại, đặt túi đá bên cạnh để giữ nhiệt, tránh đặt đá trực tiếp lên vết thương.

Người sơ cứu có thể dùng banh kẹp mạch máu để cầm máu.

Đúng
Sai

Theo bác sĩ Nam, người sơ cứu không được dùng banh kẹp mạch máu, vì có thể gây nát đầu mạch máu, rất khó khi nối.

Sau khi phẫu thuật nối liền, bệnh nhân dễ bị:

Co mạch máu, hoại tử
Phần da không thể liền lại
Chi không hoạt động

Sau khi phẫu thuật nối liền bệnh nhân dễ bị co mạch máu, dẫn đến hoại tử. Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không được hút thuốc lá để tránh co mạch, dùng đèn sưởi ấm để mạch giãn.

Sau phẫu thuật bao lâu bệnh nhân có thể vận động?

1-2 tháng
2-4 tháng
3-6 tháng

Theo bác sĩ Tuấn, vết thương lành, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn tập vật lý trị liệu để phần chi nối vận động tốt, sau 3-6 tháng có thể vận động (nhẹ nhàng). Chăm tập luyện thì sau nhiều năm được nối, các chức năng chân tay có thể phục hồi gần như bình thường.

Phương Anh

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/bao-quan-bo-phan-dut-roi-cua-nan-nhan-tai-nan-giao-thong-nhu-the-nao-post892594.html