Báo Nga ngạc nhiên khi chứng kiến Việt Nam hoán cải 'cựu binh' T-34-85

Hình ảnh tháp pháo một chiếc xe tăng hạng trung T-34-85 của Việt Nam được vận chuyển phía sau xe tải đã thu hút sự quan tâm lớn từ báo chí Nga.

Đánh giá ban đầu từ bức ảnh, đa số ý kiến cho rằng hoàn toàn không hợp lý khi nhận định điều này cho thấy nỗ lực tạo ra một loại pháo tự hành mới với tháp pháo xe tăng của Liên Xô.

Đánh giá ban đầu từ bức ảnh, đa số ý kiến cho rằng hoàn toàn không hợp lý khi nhận định điều này cho thấy nỗ lực tạo ra một loại pháo tự hành mới với tháp pháo xe tăng của Liên Xô.

Theo giải thích, tháp pháo của xe tăng T-34-85 được tháo rời là để thiết kế cho một mục đích hoàn toàn khác, đó là tận dụng những bộ phận còn hữu ích của phương tiện quân sự đã quá cao tuổi khi chúng không còn chức năng nguyên bản ban đầu.

Những chiếc xe tăng từ thời Thế chiến thứ hai này vẫn còn được sử dụng trong vai trò phòng thủ đảo, khẩu pháo 85 mm của chúng vẫn cung cấp hỏa lực dồi dào để đối phó với các tàu tấn công đổ bộ và tàu nhỏ của đối phương.

Thao tác lắp đặt tháp pháo xe tăng cố định trong vai trò lô cốt không đơn giản chỉ là đổ bê tông bệ lô cốt, sau đó cẩu tháp pháo sang đặt lên đó là xong.

Đó là bởi nếu tháp pháo đặt trên xe thì năng lượng lùi khi bắn ngoài việc bị triệt tiêu ở bộ phận hãm lùi đẩy lên thì còn được hỗ trợ thông qua đẩy lùi thân xe (thường là 2 mắt xích).

Còn với tháp pháo lắp trên bệ cố định, toàn bộ năng lượng lùi còn dư sẽ tác động trực tiếp lên bệ bê tông. Nếu tính toán không chính xác sẽ gây hiệu quả nghiêm trọng như vỡ cấu kiện, xô lệch bu lông cố định...

Giải pháp của Việt Nam đó là dùng bu lông đường kính lớn cố định vành tháp pháo và sử dụng vật liệu thép không rỉ chất lượng cao; gia công ống bọc bu lông trước khi đổ bê tông nhằm tránh ứng suất tập trung; gia cố thêm vành thép đỡ tháp pháo nhằm phân tán lực lùi... để đạt yêu cầu kỹ thuật.

Như đã chỉ ra, các boongke bằng bê tông được trang bị tháp pháo xe tăng T-34-85 làm điểm bắn tĩnh. Bên cạnh đó, không loại trừ khả năng một số chiến xa còn khả năng di chuyên cũng được bố trí bên cạnh, tạo ra hỏa lực cơ động đáng chú ý.

Với khả năng này, T-34-85 hoạt động như những điểm bắn di động. Cần nhớ lại rằng những chiếc T-55 của Azerbaijan đã đóng vai trò tương tự trong cuộc đối đầu quân sự cuối cùng ở Karabakh.

Ngoài ra những chiếc xe tăng T-34-85 tháo tháp pháo này cũng bắt đầu được sử dụng để vận chuyển những người bị thương từ chiến trường. Đối với chức năng trên, các cấu trúc thượng tầng đặc biệt được lắp đặt trên nóc của thân xe, và có các thùng chứa thiết bị dọc hai bên.

Tất nhiên, những chiếc "xe cứu thương" bất thường như vậy hầu như không được thoải mái, nhưng chúng có thể đến bất cứ nơi nào có yêu cầu sơ tán y tế trên chiến trường.

Thêm vào đó, vỏ giáp hiện có của khung thân xe tăng T-34-85 vẫn đủ để bảo vệ tốt kíp lái và nhân viên y tế trước đạn, kể cả súng máy cỡ lớn, cũng như mìn và mảnh đạn pháo.

Trước đó có thông tin nói rằng một phương tiện có tuổi đời ngang T-34-85 đó là xe bọc thép chở quân bánh lốp BTR-152 cũng đã được Quân đội nhân dân Việt Nam hiện đại hóa cho vai trò xe cứu thương để hỗ trợ hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Chiếc xe thiết giáp trên đã được hoàn thiện, thay động cơ mới, một hệ thống giám sát video và máy điều hòa không khí đã được lắp đặt. Xe bọc thép cứu thương này hiện đang thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt ở Nam Sudan.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-bao-nga-ngac-nhien-khi-chung-kien-viet-nam-hoan-cai-cuu-binh-t-34-85-post459454.antd