Báo Mỹ: Thời kỳ thịnh vượng nhờ dầu mỏ của các nước Arab sắp chấm dứt

Các quốc gia vùng Vịnh giàu có từng một thời gian rất dài được coi là 'chiếc máy ATM' đầy ắp tiền, nhưng tương lai của họ nhiều khả năng sẽ chẳng còn được xán lạn như vậy, báo chí Mỹ mới đây nhận định.

 Báo chí Mỹ mới đây công bố một tài liệu, trong đó báo cáo về tình hình thị trường dầu mỏ quốc tế. Cụ thể, chúng ta đang nói về các nước xuất khẩu lớn nguồn "vàng đen".

Báo chí Mỹ mới đây công bố một tài liệu, trong đó báo cáo về tình hình thị trường dầu mỏ quốc tế. Cụ thể, chúng ta đang nói về các nước xuất khẩu lớn nguồn "vàng đen".

Trong một bài báo đăng tải bởi hãng thông tấn Bloomberg, tác giả viết rằng một xu hướng kỳ lạ đã được xác định trong những năm gần đây đối với tình hình thị trường dầu thô.

"Dường như đối với hầu hết các nước trên thế giới, sở hữu trữ lượng dầu lớn là một lời nguyền. Có những quốc gia nắm trong tay lượng hydrocarbon khổng lồ, nhưng điều này thường ảnh hưởng yếu đến phúc lợi của công dân họ".

Bloomberg dẫn chứng các quốc gia như Angola, Kazakhstan, Nigeria, Mexico, Venezuela, đây đều là những nước có tiếng nói trên thị trường dầu thô thế giới nhưng mức sống của người dân chẳng hề cao.

Nhưng đồng thời tác giả lưu ý rằng nhiều quốc gia khác đã sử dụng dầu mỏ để phát triển một cách nhanh chóng, ví dụ tiêu biểu chính là các nước vùng Vịnh.

"Qatar, Kuwait và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất đã giàu hơn Thụy Sĩ. Trong khi Saudi Arabia, Bahrain và Oman ngang hàng với Nhật Bản hoặc Vương quốc Anh".

Ngoài ra tác giả nói rằng "lời nguyền dầu mỏ" đã bắt đầu lan sang các nước thịnh vượng. Cần lưu ý rằng lượng dự trữ quốc gia của Saudi Arabia trong thời kỳ giá dầu thấp (2014 - 2018) đã giảm vài trăm tỷ USD so với trước đó.

"Với giá dầu trên 100 USD / thùng, hoạt động khai thác đã chiếm tới 50% GDP của Riyadh. Vào năm 2018, chỉ có 10% GDP còn lại từ dầu mỏ. Nếu giá không tăng trong tương lai gần, vương quốc này thậm chí sẽ phải mắc nợ".

Tác giả viết rằng lời nguyền dầu lửa của người Hồi giáo chỉ có thể được khắc phục trong một trường hợp: thực hiện những thay đổi sâu rộng trong kế hoạch kinh tế, bao gồm cả những thay đổi trong cách hiểu về tình hình của các chế độ quân chủ tại Vịnh Ba Tư.

"Thời đại mà các quốc gia vùng Vịnh và các quỹ tài sản nằm trong tay họ là các máy ATM ma thuật, sẵn sàng trả giá cao nhất cho việc mua tài sản trên tất cả các châu lục, có thể sớm chấm dứt".

Điều đó thực ra không phải đến lúc này mới được cảnh báo mà nhiều vương quốc Hồi giáo giàu có đã nhìn thấy nguy cơ trên từ rất lâu và tiến hành các biện pháp thay đổi cơ cấu kinh tế.

Có thể lấy ví dụ như UAE hay Qatar đang cố gắng xây dựng những ngành kinh tế mới, hoặc có bước đi chiến lược nhằm biến mình thành trung tâm tài chính của khu vực...

Tuy nhiên khi vẫn còn kiếm được quá nhiều tiền một cách dễ dàng từ việc khai thác tài nguyên thì việc cải cách cơ cấu kinh tế vẫn chưa diễn ra một cách thực sự quyết liệt.

Cuộc khủng hoảng giá dầu hiện tại, khi giá giao dịch đã ở mức xoay quanh 20 USD/thùng có lẽ mới là chất xúc tác đủ mạnh để nhiều quốc gia Arab cảm thấy "giật mình" thực sự và tiến hành thay đổi triệt để.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/the-gioi/anh-bao-my-thoi-ky-thinh-vuong-nho-dau-mo-cua-cac-nuoc-arab-sap-cham-dut/847818.antd