Báo Mỹ rút bài học Tết Mậu Thân: Làm sao để Goliath thắng David?

50 năm trước, cuộc tấn công Tết đột ngột đã làm tiêu tan các nỗ lực chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Nhưng ảnh hưởng của nó không chỉ giới hạn ở Việt Nam - Nó tạo ra một cái bóng làm u ám chiến lược quân sự của Mỹ kể từ đó.

Vào ngày 31.1.1968, 84.000 quân Bắc Việt Nam đã tấn công 100 thành thị trên khắp Nam Việt Nam được Mỹ hậu thuẫn, gồm các mục tiêu chính như Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn. Họ nhắm mục đích châm ngòi cho một cuộc nổi dậy khắp nơi nhưng điều đó đã không diễn ra.

Thay vào đó Bắc Việt Nam trượt chân vào một chiến lược giành chiến thắng đắt giá. Đắt giá bởi vì hơn một nửa lực lượng tấn công bị thương vong và bị bắt. Chiến thắng bởi vì cuộc tàn sát đẩy người Mỹ đến chỗ đối mặt với thực tế của chiến tranh rằng nó là một cuộc xung đột man rợ, không có kết thúc mâu thuẫn với những phát biểu chính thức.

Chỉ huy Mỹ, Tướng lục quân William Westmoreland, đã tập trung vào việc đếm xác kẻ thù trong một chiến lược được thiết kế để tiêu diệt binh lính Bắc Việt “ở một tỉ lệ cao đến mức bằng với khả năng của họ đưa người vào chiến trường”. Ngay trước Tết, Westmoreland đã ‘hoàn toàn chắc chắn’ vào chiến thắng của Mỹ. Sau Tết, ông gọi nó là “một thất bại sâu sắc đối với kẻ thù”.

Truyền thông đã hoài nghi. Ngày 8.2.1968, báo New York Times phát biểu rằng “không bên nào có thể thắng”. Và ngày 27.2 người dẫn chương trình Walter Cronkite của CBS News trở về Mỹ sau một chuyến đi làm phóng sự đến Việt Nam, đã đưa ra một bình luận trước hơn 20 triệu người xem rằng: Chúng ta đã bị sa lầy trong thế bí”. Ông nói “Có lẽ chỉ có một lối ra ... sẽ là đàm phán chứ không phải chiến thắng...”. Sự ủng hộ của công chúng Mỹ nhanh chóng héo úa. Tổng thống Nixon thay Tổng thống Lyndon Johnson. Cuối cùng Mỹ rút khỏi Nam Việt Nam và chế độ này sau đó sụp đổ trước miền Bắc vào năm 1975.

Cuộc tấn công Tết đã chứng minh giá trị của khái niệm Nhật. Trước khi kết thúc Thế chiến II, khi quân Mỹ đã áp đảo, Hiromichi Yahara, một Đại tá Nhật phục vụ trên đảo Okinawa đã thực hiện một chiến lược để thắng quân đội vượt trội như vậy. Yahara thấy tấn công trực tiếp chống lại những lực lượng áp đảo của Mỹ không hiệu quả. Thay vào đó, ông nhằm mục tiêu trừng phạt đối phương của mình thông qua sự hao mòn, gây ra một cái giá khủng khiếp vào kẻ thù bất chấp cái giá cho binh sỹ của mình. Kế hoạch của ông được chỉ đạo bằng phương châm: “Nếu một người nghèo đánh với người giàu bằng cùng một chiến thuật, anh ta chắc chắn thất bại”.

Yahara sử dụng các boongke kiên cố và các hang động để chiến đấu nhằm làm tiêu hao sự sẵn sàng chiến đấu của người Mỹ. Nó gây ra một kết quả đau đớn: Trận chiến Okinawa năm 1945 kết thúc với hàng trăm ngàn người thương vong và giúp ngăn chặn Mỹ xâm chiếm Nhật. Tuy nhiên cuộc chiến đó đã quá xa rồi, Nhật Bản đã đầu hàng - lần cuối cùng một nước chính thức đầu hàng trước quân đội Mỹ.

Những gì đã không hiệu quả với Nhật thì đã thành công ở Việt Nam sau cuộc tấn công Tết. Và từ đó, những đối thủ yếu hơn đã áp dụng những chiến lược với những nét chung chống lại các lực lượng mạnh hơn. Đừng cố giành chiến thắng; mà hãy làm cho đối thủ của bạn thua. Hãy hạ gục những trụ cột sức mạnh của đối phương dù cho cái giá của bạn là mọi thứ.

Những “David” đã thắng những cuộc chiến lớn chống lại những “Goliath” từ 1945. Một nghiên cứu năm 2010 của Rand Corp phát hiện ra rằng 30 cuộc nổi loạn trên toàn cầu từ 1978, chỉ có 8 cuộc mà chính phủ chiến thắng rõ ràng trước lực lượng nổi dậy.

“Goliath” Mỹ cũng ở vào tình trạng tồi. Năm 1993, lãnh chúa Mohamed Farah Aidid đã làm “chảy máu” nước Mỹ, khiến các ý kiến công cộng chống lại sự tham gia của Mỹ vào Somalia và lực lượng Mỹ rút lui. Osama bin Laden đã thấy những gì đã xảy ra và bày mưu như ông ta đã mô tả năm 2004, “để khiến Mỹ phải chịu các thiệt hại con người, kinh tế và chính trị”. Cuộc tấn công ngày 11/9 chỉ tiêu tốn của Al Qaeda nửa triệu USD nhưng sau cùng nó buộc Mỹ phải tiêu tốn gần 5000 tỷ USD trong hành động đáp trả lâu dài. Chiến thắng ban đầu ở Afghanistan và Iraq đã chuyển dần thành sự sa lầy và trở thành cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Thậm chí cuộc chiến thành công ở vùng Vịnh cũng không phải ngoại lệ của quy tắc trên. Khi Mỹ đánh trên sa mạc rộng lớn chống lại bộ đội chính quy, hỏa lực chính xác hiệu quả và Mỹ có xu hướng thắng. Nhưng điều đó không xảy ra ở những nơi mà những kẻ thù cứng rắn nhất của nước này lựa chọn để chiến đấu.

Những đối thủ xảo quyệt nhất của chúng ta, theo phương châm của Yahara và ví dụ cuộc tấn công Tết, thích chiến đấu trong các thành thị như Kabul - nơi Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani hiện giờ mô tả như “đang bị bao vây”. Các kẻ thù của chúng ta đối mặt chúng ta trong các khu vực thành thị đông đặc người bởi vì họ biết những đặc điểm này phủ định lợi thế công nghệ của Mỹ, đặc biệt là các cuộc không kích.

Vậy làm thế nào Goliath có thể chiến thắng những kẻ thù như vậy?

Bất chấp thực tế rằng một vài sĩ quan quân sự bướng bỉnh vẫn tin rằng chúng ta có thể chỉ giết đủ số lượng kẻ thù là chiến thắng, có một cách tốt hơn. Hướng về phía trước, chiến lược tốt nhất của Mỹ là chiến tranh tiêu hao thông minh: Sử dụng các phương tiện quân sự đa năng và chính xác để tiêu diệt “những kẻ xấu” khỏi chiến trường, bao gồm cả các cuộc không kích truyền thống, nhưng kết hợp với đó là các cách tiếp cận phi sát thương như kết nạp, xây dựng đồng minh và các động lực khác để hỗ trợ cho “những người tốt” ở địa phương.

Chúng ta không nên huyễn hoặc mình rằng chiến tranh không đổ máu nhưng chúng ta cũng phải nhận ra rằng thành công chiến lược sẽ không bao giờ hoàn toàn giới hạn ở việc giết kẻ thù. Và nó không bao giờ là thành công.

Khi Chiến tranh vùng Vịnh kết thúc, Tổng thống George H.W Bush tuyên bố Mỹ đã “đẩy lùi hội chứng Việt Nam một lần và mãi mãi”. Tuyên bố đó là hấp tấp. Hy vọng rằng với các chiến lược quân sự thông minh hơn, cuối cùng chúng ta sẽ thắng”.

Đại Dương (theo Los Angeles Times)

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/dong-tay-kim-co/bao-my-rut-bai-hoc-tet-mau-than-lam-sao-de-goliath-thang-david-847798.html