Báo Mỹ: Không có gì ngạc nhiên khi F-15EX bị vít cổ

Những chiếc F-15EX mới nhất của Không quân Mỹ, đã bị 'bắn hạ' ngay lần đầu tiên khi tham gia tập trận. Truyền thông Mỹ cho rằng, không có gì đáng ngạc nhiên, vì F-15EX cũng chỉ là chiến đấu cơ thế hệ 4.

Theo trang web Popular Mechanics của Mỹ, hai máy bay chiến đấu F-15EX mới nhất của Không quân Mỹ (vừa chế tạo xong, giành cho mục đích thử nghiệm), đã tham gia cuộc tập trận chung Northern Blade 21, được tổ chức tại bang Alaska vào tháng 5 vừa qua.

Theo trang web Popular Mechanics của Mỹ, hai máy bay chiến đấu F-15EX mới nhất của Không quân Mỹ (vừa chế tạo xong, giành cho mục đích thử nghiệm), đã tham gia cuộc tập trận chung Northern Blade 21, được tổ chức tại bang Alaska vào tháng 5 vừa qua.

Trong cuộc tập trận này, mặc dù tiêm kích F-15EX đã “bắn hạ” một số đối thủ, nhưng cuối cùng, nó cũng bị “bắn rơi”. Quân đội Mỹ cũng đang nghiên cứu, cách sử dụng loại máy bay chiến đấu không tàng hình mới này, trong các trận chiến trong tương lai.

Kết quả của máy bay chiến đấu “Siêu Đại bàng” F-15EX trong cuộc tập trận “Northern Blade 21” diễn ra trong môi trường chiến đấu hỗn hợp (có cả máy bay chiến đấu thế hệ 4 và 5); hai chiếc chiến đấu cơ F-15EX đã được điều động 33 lần xuất kích, tiến hành các bài tập chung với F-15C, F-16, F-35, F-22 và các máy bay chiến đấu chủ lực khác.

Theo thông tin, tiêm kích cơ F-15EX đã “bắn hạ” một số máy bay chiến đấu trong cuộc tập trận, nhưng nó cũng bị đối thủ “bắn hạ”. Tuy nhiên, kết quả như vậy không gây sốc, lý do là Không quân Mỹ hiện vẫn chưa hoàn thiện chiến thuật mới, cho loại máy bay chiến đấu không tàng hình này.

Trung tá John Orell, phi công của Phi đội Kiểm tra và Đánh giá số 84 của Lực lượng Không quân thử nghiệm Mỹ cho biết, F-15EX đã đạt được một số kỷ lục về bắn hạ máy bay đối phương, nhưng nó cũng phải chịu một số tổn thất.

Trung tá John Orell cho biết thêm, hiệu suất của F-15EX về cơ bản phù hợp với kỳ vọng, bởi vì bất kỳ đối thủ nào tham gia cuộc tập trận, đương nhiên sẽ rất mạnh; nhất là chiến đấu cơ F-22 hay F-35.

F-15EX là mẫu máy bay chiến đấu cải tiến và mới nhất của dòng máy bay chiến đấu F-15 Eagle. Kể từ khi được đưa vào phục vụ vào cuối những năm 1970, F-15 đã là tiêm kích chiếm ưu thế trên không chủ lực của Không quân Mỹ trong hơn 20 năm.

Vào đầu thập niên 2000, Không quân Mỹ có kế hoạch thay thế F-15 bằng máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-22 Raptor, nhưng Mỹ đã đóng cửa dây chuyền sản xuất F-22, khi chỉ mua chưa đến 200 chiếc. Việc này cũng buộc Không quân Mỹ phải tiếp tục giữ lại hàng trăm máy bay chiến đấu F-15C cũ.

Mặc dù F-15EX, được gọi là “Siêu đại bàng (Super Eagle)”, nhưng có hình dáng không khác lắm so với F-15 cũ; khác biệt lớn nhất là bên trong, khi F-15EX được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến hơn và radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA).

Ngoài ra, F-15EX còn được trang bị một thiết bị mới có tên “Hệ thống sinh tồn cảnh báo sớm thụ động/chủ động (EPAWSS)”, đây là một hệ thống tác chiến điện tử rất tiên tiến, có thể tự động phát hiện radar của đối phương, xác định tần số của chúng và phát tín hiệu chế áp các radar này.

Thiết bị gây nhiễu điện tử EPAWSS, được đánh giá là công nghệ nâng cấp lớn đầu tiên, của hệ thống tác chiến điện tử, trang bị trên máy bay chiến đấu dòng F-15, kể từ những năm 1980.

Ưu điểm chính của F-15EX là radar tiên tiến và tải trọng vũ khí rất lớn. F-15EX có thể mang theo số lượng đến 24 tên lửa không đối không, hoặc tên lửa siêu thanh.

Điểm yếu lớn nhất của “Siêu đại bàng” F-15EX (và của tất cả chiến đấu cơ thế hệ 4), là thiếu khả năng tàng hình (như F-35 và F-22); Nên việc F-15EX bị “bắn hạ” trong cuộc diễn tập “Northern Blade 21” là không có gì đáng ngạc nhiên.

Không quân Mỹ đã lên kế hoạch kết hợp F-15EX với các máy bay chiến đấu tàng hình và sử dụng nó làm bệ phóng cho tên lửa không đối không tầm xa; biến F-15EX thành "xe tải" chở tên lửa.

Chiến thuật này sẽ giúp cải thiện tỷ lệ sống sót của "Siêu đại bàng" trong chiến đấu, vì F-15EX lúc này nằm ngoài vùng sát thương của tên lửa phòng không đối phương. Khi kết hợp với các máy bay chiến đấu tàng hình, F-15EX đóng vai trò là máy bay chiến đấu tuyến sau.

Điều đáng chú ý là Không quân Mỹ đã lên kế hoạch mua 144 máy bay chiến đấu F-15EX, và có thể mua tới 200 chiếc và giá của loại chiến đấu cơ mới này không hề rẻ, lên tới 160 triệu USD/chiếc, đắt hơn cả phiên bản F-35C, phiên bản cất hạ cánh thẳng đứng. Nguồn ảnh: QQ.

Cận cảnh tiêm kích F-15EX của Mỹ vừa chỉ được thử nghiệm bay vài lần đã được nhanh chóng đưa vào lực lượng Không quân. Nguồn: USAF.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/bao-my-khong-co-gi-ngac-nhien-khi-f-15ex-bi-vit-co-1547533.html