Báo Mỹ gây tranh cãi khi ca ngợi 'tên lửa chống tăng tự chế' của Ukraine

'Tên lửa chống tăng tự chế' của Ukraine được tạp chí Forbes nhận xét rằng mang trong mình rất nhiều tính năng ưu việt. Điều này đã gây ra tranh cãi trong giới quan sát quân sự thế giới.

Việc cổng thông tin Forbes của Mỹ ca ngợi "tên lửa chống tăng tự chế" của Ukraine đã không thuyết phục được các chuyên gia quân sự, khi nhiều ý kiến cho rằng đây là ẩn ý từ Washington gửi đến Kiev.

Việc cổng thông tin Forbes của Mỹ ca ngợi "tên lửa chống tăng tự chế" của Ukraine đã không thuyết phục được các chuyên gia quân sự, khi nhiều ý kiến cho rằng đây là ẩn ý từ Washington gửi đến Kiev.

Nhà báo David Axe gần đây đã viết một loạt bài trên tờ Forbes, phân tích kho vũ khí và đánh giá cơ hội của Quân đội Ukraine trong cuộc đối đầu giả định với Nga.

Điều cần lưu ý ở đây, đó là chuyên gia David Axe đã hết lời ca ngợi các hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) Stugna-P được sản xuất tại Ukraine (tự chế - như từ ngữ được dùng trong bài báo).

Theo đánh giá của ông David Axe, ATGM Stugna-P của Ukraine "nguy hiểm gần như Javelin của Mỹ", nhưng chúng rẻ hơn rất nhiều.

Người phụ trách chuyên mục của Forbes nhấn mạnh rằng, Stugna-P có thể giúp đỡ Kiev, bởi vì số lượng tổ hợp Javelin mà Quân đội Ukraine đang sử dụng có thể không đủ trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang lớn với kẻ thù mạnh.

Đồng thời với hệ thống tên lửa chống tăng Stugna-P - nhà phân tích đến từ Mỹ nhấn mạnh rằng vũ khí này có tầm bắn xa hơn các hệ thống do Washinton sản xuất.

Việc sản xuất Stugna-P đã bắt đầu cách đây 10 năm. Lực lượng vũ trang Ukraine từng sử dụng các hệ thống chống tăng của họ chống lại dân quân ở Donbass, mặc dù rất ít, nhưng Kiev đang quảng cáo thành tựu của mình.

Theo người phụ trách chuyên mục của Forbes, điều này chủ yếu phục vụ mục đích tuyên truyền. Để làm ví dụ, tác giả của bài báo trích dẫn một số đoạn video, tuy nhiên rất khó để hiểu chính xác điều gì đang xảy ra với hiệu quả của vũ khí.

Nói chung, ông David Axe tóm tắt rằng khả năng của tổ hợp tên lửa chống tăng do Ukraine sản xuất là "ấn tượng". Theo nhà báo Mỹ, Stugna-P có khả năng làm "phức tạp" một "cuộc tấn công giả định của Nga".

Tuy nhiên nhiều chuyên gia quân sự khác cũng như bạn đọc tỏ ra cảnh giác trước những lời khen ngợi từ tạp chí Forbes. Ví dụ, một độc giả người Ukraine nghi ngờ rằng Washington chỉ đơn giản là muốn hạn chế viện trợ quân sự cho Kiev.

"Đây là một gợi ý rằng Mỹ không cần phải giúp đỡ chúng tôi về vũ khí, khả năng cao là họ muốn nói Ukraine có thể tự xoay sở", một độc giả của Forbes đã đặt ra nhận định.

Ngoài ra còn xuất hiện một vài ý kiến khác về sự phù hợp của việc sử dụng từ "tự chế" liên quan đến vũ khí Ukraine, được phát triển bởi phòng thiết kế Luch thuộc sở hữu nhà nước của Kiev.

Ngay cả những độc giả nói tiếng Anh cũng cho rằng tạp chí Forbes đã sai khi sử dụng từ tự chế, bởi trong ngữ cảnh của bài báo, điều này khá lkỳ lạ.

“Tôi không biết liệu Forbes có nên sử dụng từ tự chế trong trường hợp này hay không. Có lẽ sẽ thích hợp hơn nếu viết 'vũ khí sản xuất trong nước' hoặc 'vũ khí sản xuất tại Ukraine'", một độc giả đến từ Canada lưu ý.

Một số người tham gia cuộc thảo luận thậm chí coi những nhận xét như vậy là khiêu khích. “Có vẻ như bài báo này muốn khơi mào một cuộc chiến. Nga có nên sợ hãi? Forbes có ý gì khi cố gắng nói rằng Ukraine rất mạnh mẽ và sẵn sàng chống lại người Nga"?

"Tuy nhiên trên thực tế không phải như vậy", một ý kiến bình luận khác cho biết.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/bao-my-gay-tranh-cai-khi-ca-ngoi-ten-lua-chong-tang-tu-che-cua-ukraine-post492706.antd