Báo Mỹ: DF-21D không thể đánh chìm tàu sân bay Mỹ

Trung Quốc vừa công bố video phóng tên lửa đạn đạo và tuyên bố, tên lửa này có thể dễ dàng đánh chìm tàu sân bay Mỹ nếu xảy ra xung đột.

Nhận định trên được trang National Interest đưa ra khi Trung Quốc công bố sức mạnh 2 loại tên lửa đạn đạo DF-21D và DF-26 được dùng để đối phó với hoạt động quân sự của lực lượng Mỹ trên Thái Bình Dương.

Theo tuyên bố của phía Trung Quốc, DF-21D là tên lửa đạn đạo, trong quá trình bay ngoài không gian, thiết bị trợ đẩy tách ra, hầu như đã triệt tiêu hết tải trọng, bộ chiến đấu sẽ lựa chọn phương thức bổ nhào từ bên ngoài tầng khí quyển xuống.

Tên lửa đạn đạo Trung Quốc.

Tên lửa đạn đạo Trung Quốc.

Khi đó tiết diện của tên lửa sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với tên lửa bay theo kiểu hành trình thông thường, mà mục tiêu càng nhỏ thì việc đánh chặn sẽ khó hơn nhiều.

Với cách tấn công của DF-21D, giới quân sự Trung Quốc tin rằng tàu sân bay Mỹ không có cách nào đối phó nếu bị tên lửa đạn đạo này tấn công.

Hiện nay, Binh chủng Pháo binh 2 (tên lửa chiến lược) của Trung Quốc là đơn vị chủ quản các loại tên lửa đạn đạo tầm xa phóng từ lục địa.

Binh chủng này hiện được biên chế 10 lữ tên lửa DF-21, trong đó có 2 lữ được trang bị Đông Phong-21D, 8 lữ còn lại trang bị các loại tên lửa DF-21 kiểu cũ.

Mỗi lữ đoàn tên lửa DF-21 bao gồm 11 tiểu đoàn, trong đó có 6 tiểu đoàn tên lửa (mỗi tiểu đoàn bao gồm 2 hệ thống phóng tên lửa cơ động); 2 tiểu đoàn sửa chữa và bảo dưỡng; 1 tiểu đoàn quản lý bãi phóng; 1 tiểu đoàn tín hiệu và 1 tiểu đoàn tác chiến điện tử.

Việc sử dụng tên lửa DF-21D để đánh chìm một tàu sân bay có ý nghĩa chiến lược rất lớn. Theo truyền thông Mỹ, nếu quân đội Trung Quốc sử dụng các loại tên lửa giống như DF-21D để đánh chìm mục tiêu tương tự như tàu sân bay, đồng nghĩa với quyền lực của Mỹ ở vùng biển quốc tế tất sẽ gặp bất lợi.

Tương tự, nếu Trung Quốc đạt được hiệu quả như vậy, nó sẽ đẩy các tàu sân bay của Mỹ ra xa lãnh thổ của Đại Lục hơn, sẽ làm giảm sức chiến đấu của máy bay chiến đấu trên hạm, tạo điều kiện để không quân nước này kiểm soát không phận các vùng biển xung quanh, cũng như hạn chế sự hỗ trợ về mặt an ninh của Mỹ đối với đồng minh trong khu vực.

Trong khi Trung Quốc rất tin tưởng vào sức mạnh của DF-21D khi đối phó với tàu sân bay Mỹ thì chuyên gia của tờ National Interest đã có phân tích khá chi tiết và chứng minh sư thật khác về dòng tên lửa này.

Theo báo Mỹ, hả năng Trung Quốc dùng DF-21D để đánh chìm tàu sân bay thì quả thật là rất khó, vì hàng không mẫu hạm là mục tiêu động trong khi DF-21D chỉ có thể tấn công mục tiêu tĩnh. Tốc độ hành trình của tàu sân bay khoảng 35 hải lý/h.

Chính vì vậy, sau khi tên lửa DF-21D được phóng đi, tàu sân bay đã không còn ở vị trí như lúc ban đầu nữa. Hơn nữa, DF-21D là loại tên lửa sử dụng phương thức phóng từ trên bờ, công tác chuẩn bị mất nhiều thời gian, đối phương có thể sử dụng các phương tiện trinh sát, phán đoán được là họ đang bị tấn công.

Hiện nay, Trung Quốc đã phóng 3 vệ tinh viễn thám hoạt động ở Thái Bình Dương trên độ cao 600km. Chúng được trang bị radar mạng pha tổng hợp SAR hoặc radar khẩu độ tổng hợp và camera kỹ thuật số.

Ba vệ tinh này xem là một hệ thống giám sát quân sự, có thể càn quét trên đại dương để tìm kiếm tàu thuyền mặc dù Bắc Kinh nói rằng chúng có mục đích thuần túy khoa học.

Ba vệ tinh Trung Quốc này chính là những mắt thần cho hệ thống tên lửa đạn đạo DF-21D của Trung Quốc tìm diệt tàu sân bay Mỹ. Tuy vậy, hệ thống tên lửa đạn đạo Trung Quốc sử dụng tấn công hàng không mẫu hạm Mỹ vẫn còn 1 khâu khiếm khuyết.

Trung Quốc nghiên cứu, phát triển DF-21D đã trên 10 năm, đại bộ phận công sức bỏ ra đều tập trung vào các hệ thống ngắm chuẩn để tên lửa có khả năng tìm kiếm, phát hiện tàu sân bay. Đầu đạn tên lửa DF-21D có hệ thống thiết bị cảm biến hồng ngoại (tìm nhiệt) để bổ trợ cho tấn công giai đoạn cuối.

Tuy vậy, vấn đề là làm thế nào để trước khi phóng tên lửa, việc sử dụng vệ tinh, tàu ngầm và máy bay tuần tiễu tầm xa để phát hiện được tàu sân bay còn là vấn đề mà người Trung Quốc chưa giải quyết được, bởi vì tàu sân bay không bao giờ di chuyển lại gần trong phạm vi vài trăm km để các loại radar thông thường bắt được.

Trong khi đó, tầm bắn của DF-21D vào khoảng 1300 cho đến 1500km, nếu tàu sân bay Mỹ hiện diện ở ngoài tầm với của tên lửa này và triển khai tiêm kích tấn công, DF-21D sẽ trở nên vô hại.

Và khi tấn công bất thành, những loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Mỹ Trident II D5, có phạm vi tấn công bao trùm 60% diện tích địa cầu, hoặc tên lửa hành trình Tomahawk phóng từ tàu ngầm lớp Virginia hoặc chiến hạm Aegis có tầm bắn xa tới 2500km sẽ là những cú đánh hủy diệt của Mỹ, triệt tiêu từ đầu những tham vọng của Trung Quốc.

Clip Trung Quốc phóng tên lửa đạn đạo

Hòa Bình

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/bao-my-df-21d-khong-the-danh-chim-tau-san-bay-my-3413532/