Báo Mỹ bị sốc trước đặc điểm bất thường của tàu ngầm hạt nhân 'Cá mập Nga'

Tàu ngầm hạt nhân 'Cá mập Nga' (lớp Akula - cá mập) luôn khiến đối thủ hoảng sợ vì kích thước, sức mạnh cũng như tiện nghi mà nó mang theo.

Tàu ngầm hạt nhân "Cá mập Nga'" thuộc Dự án 941 Akula (NATO gọi bằng cái tên Typhoon) được thiết kế để đảm nhiệm vai trò kho tên lửa đạn đại chiến lược di động dưới đáy biển sâu.

Tàu ngầm hạt nhân "Cá mập Nga'" thuộc Dự án 941 Akula (NATO gọi bằng cái tên Typhoon) được thiết kế để đảm nhiệm vai trò kho tên lửa đạn đại chiến lược di động dưới đáy biển sâu.

Các tàu ngầm lớp Akula / Typhoon của Liên Xô / Nga có một tính năng thực sự gây sốc cho đối phương. Những phát hiện như vậy đã được trình bày bởi cựu sĩ quan Không quân Mỹ - ông Christian Ohr.

Tàu ngầm lớp cá mập là một loại vũ khí khá nổi tiếng ở phương Tây, chúng được nhắc đến nhiều lần trong các bộ phim Hollywood và tiểu thuyết chủ đề chiến tranh hay tình báo của Mỹ.

Theo ông Christian Ohr, Typhoon là những tàu ngầm hạt nhân thực sự đáng chú ý, chúng khác biệt không chỉ về kích thước khổng lồ mà còn ở nội dung bên trong. Ý kiến này được chuyên gia quân sự đưa ra trong bài viết đăng trên ấn phẩm 19FortyFive.

“Tổng cộng có 6 chiếc Typhoon được chế tạo trong giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1989, Hải quân Liên Xô thậm chí đã lên kế hoạch xây dựng con tàu thứ bảy, nhưng đáng tiếc là bản kế hoạch này đã bị hủy bỏ".

"Kết quả là với lượng choán nước 48.000 tấn, Typhoon trở thành tàu ngầm lớn nhất từng được chế tạo. Các con tàu thuộc lớp này có chiều dài gần bằng hai sân bóng đá, cho phép bạn mang thei thủy thủ đoàn 160 người và ở dưới nước lên đến 120 ngày”, vị chuyên gia quân sự người Mỹ lưu ý.

Khối lượng vũ khí của tàu ngầm "cá mập" cũng rất ấn tượng, bao gồm: bốn ngư lôi cỡ 533 mm ở mũi tàu và hai ngư lôi cỡ 650 mm bố trí ở phần đuôi để thực hiện chức năng tự vệ trước tàu ngầm tấn công của đối phương.

Ngoài ra, tàu còn được trang bị 20 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RSM-52. Những chiếc Akula được tạo ra để đáp trả các tàu ngầm lớp Ohio của Mỹ, có lượng choán nước chỉ 19.000 tấn. Như vậy, "cá mập" có kích thước lớn gấp đôi so với đối thủ cạnh tranh đến từ Mỹ.

Làm việc trên tàu ngầm khá vất vả và không phù hợp với những người yếu tim hoặc không thích sự ngột ngạt. Về vấn đề này, Mỹ đã cố gắng giúp các thủy thủ dễ chịu hơn trước những khó khăn trong quá trình phục vụ: họ nhận được thức ăn tốt nhất trong tiêu chuẩn của Hải quân Mỹ.

Nhưng ở Liên Xô, và sau đó ở Nga, giới chức quân sự thậm chí còn đi xa hơn. Các thủy thủ đoàn của tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Akula được cung cấp những điều kiện phục vụ thoải mái nhất, thậm chí sang trọng đến kinh ngạc.

“Đối với 'Cá mập Nga', sự tiện lợi đã được nâng lên một cấp độ khác, hoàn toàn gây sốc cho bất cứ những ai được nghe nói tới”, chuyên gia quân sự của tạp chí 19FortyFive tuyên bố.

Các tàu ngầm không chỉ có phòng tập thể dục và nhà tắm mà thậm chí còn có cả một bể bơi. Độ sâu của bể bơi là 2 mét, và việc bơi trong đó là điều khá bất thường, đặc biệt là vào thời điểm con tàu đang ở độ sâu vài trăm mét.

Hiện tại, chỉ có một tàu ngầm lớp Akula mang tên Dmitry Donskoy vẫn còn hoạt động trong Hải quân Nga. Các tàu còn lại đã ngừng hoạt động và được thay thế bằng thế hệ mới hiện đại hơn.

Nhiều khả năng chiếc Akula / Typhoon cuối cùng cũng sắp nghỉ hưu khi việc kéo dài hoạt động cho nó tỏ ra quá tốn kém và không thức sự mang lại lợi thế trong tình hình hiện nay, khi đó một tượng đài của Hải quân Liên Xô/Nga sẽ đi vào dĩ vãng.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/bao-my-bi-soc-truoc-dac-diem-bat-thuong-cua-tau-ngam-hat-nhan-ca-map-nga-post508824.antd