Bảo hiểm Quân đội 'đổ bộ' lên sàn HOSE, tân binh khuấy động thị trường

Ngày 21/1, hơn 130 triệu cổ phiếu của Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC, mã ck: MIG) chính thức giao dịch trên sàn HOSE...

Giá tham chiếu trong ngày 21/1 giao dịch ở mức 15.550 đồng/cổ phiếu, tương đương giá trị vốn hóa khi chào sàn hơn 2021.5 tỷ đồng.

Giá tham chiếu trong ngày 21/1 giao dịch ở mức 15.550 đồng/cổ phiếu, tương đương giá trị vốn hóa khi chào sàn hơn 2021.5 tỷ đồng.

Ngày 21/1, hơn 130 triệu cổ phiếu của Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC, mã ck: MIG) chính thức giao dịch trên sàn HOSE. Giá tham chiếu trong ngày đầu giao dịch ở mức 15.550 đồng/cồ phiếu, giá mở cửa 18.600 đồng/cổ phiếu.

Thành lập vào năm 2007 với số vốn khiêm tốn ban đầu chỉ hơn 300 tỷ đồng, tính đến hết năm 2020, Bảo hiểm Quân đội hiện đã nằm trong Top các doanh nghiệp nghìn tỷ với vốn điều lệ 1.300 tỷ đồng và tổng tài sản 5.522 tỷ đồng, sở hữu một danh mục 160 sản phẩm dịch vụ bảo hiểm phù hợp với thị trường trong nước và quốc tế, cùng mạng lưới 66 công ty thành viên, 4.200 đại lý. MIC hiện đứng thứ 6 về thị phần trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.

Cổ phiếu MIG giao dịch trên UPCoM từ tháng 5/2017 và tăng mạnh từ tháng 12/2020, từ dưới 12.000 đồng/cổ phiếu lên khoảng 18.000 đồng/cổ phiếu, tăng khoảng 50%. Tính từ đầu năm 2020, cổ phiếu MIG đã tăng khoảng 64%. Khối lượng giao dịch bình quân đạt 76.000 cổ phiếu/ ngày.

Về tình hình kinh doanh, trước 1 năm đầy biến động và khó khăn vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong khi nhiều doanh nghiệp bảo hiểm lao đao, báo lỗ, MIC vẫn công bố mức lợi nhuận trước thuế 242 tỷ đồng tăng 37% và doanh thu bảo hiểm 3.199 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu Bảo hiểm gốc 3157 tỷ đồng tăng 26% so với 2019. Để có được thành tích này không thể không kể đến hiệu quả từ hoạt động của kênh Bancassurance với công ty mẹ là MBBank, cùng hàng loạt hợp đồng "khủng" với những cái tên như Tập đoàn Viettel, Tổng công ty trực thăng Việt Nam, Tập đoàn Hòa Phát, Novaland, Ngân hàng ACB, TPBank, Techcombank...

Trong 5 năm qua, Bảo hiểm Quân đội có tốc độ tăng trưởng bứt phá và là cái tên đáng nể trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ khi tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) của doanh thu phí bảo hiểm gốc là 24%/năm, CAGR của lợi nhuận sau thuế là 28%. Riêng năm 2018, lợi nhuận sau thuế tăng tới 143% so với năm 2017. Chỉ tiêu ROE cũng luôn duy trì ở mức 11-13%, trong top đầu thị trường.

Trong một báo cáo phân tích, Công ty Chứng khoán BSC đánh giá nhu cầu bảo hiểm tại Việt Nam sẽ tăng cao do cơ cấu dân số trẻ và tỷ lệ bảo hiểm phi nhân thọ/GDP vẫn đang ở mức thấp (chỉ mới 1,3% so với con số từ 3% - 4% trong khu vực thị trường đang phát triển), phí bảo hiểm phi nhân thọ/người ở mức thấp (chỉ 21 USD/người so với 70 USD/người tại thị trường đang phát triển). BSC dự báo, trong nhiều năm tới, doanh thu phí gốc toàn ngành bảo hiểm phi nhân thọ sẽ tiếp tục tăng trưởng từ 10% - 12%/năm.

Giá tham chiếu trong ngày 21/1 giao dịch ở mức 15.550 đồng/cổ phiếu, tương đương giá trị vốn hóa khi chào sàn hơn 2021.5 tỷ đồng. Giá mở cửa trong phiên sáng nay ở mức 18.600 đồng/cổ phiếu. Nhìn chung, với sự chuyển mình mạnh mẽ, việc chuyển sàn cho thấy quyết tâm và chiến lược của MIC khi công khai tài chính, khẳng định năng lực kinh doanh và tiềm lực hậu thuẫn, hướng tới các đối tác chiến lược nước ngoài, tiếp cận thị trường quốc tế.

Nguyễn Thương

Nguồn VnEconomy: http://vneconomy.vn/co-phieu-mig-bao-hiem-quan-doi-do-bo-len-san-hose-20210121144113342.htm