Báo động mức sinh thấp tại nhiều địa phương

Mức sinh thấp kéo dài sẽ để lại nhiều hệ lụy như già hóa dân số nhanh, thiếu hụt lao động, ảnh hưởng đến an sinh xã hội,… Do đó cần vận động người dân cân bằng mức sinh để nuôi dạy con tốt.

Quang cảnh hội thảo.

Quang cảnh hội thảo.

Đây là ý kiến của bác sỹ Mai Trung Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ quy mô DS-KHHGĐ và cùng là nội dung được đưa ra tại Hội thảo cung cấp thông tin định hướng mới của chương trình dân số Việt Nam do Tổng Cục dân số - Kế hoạch hóa gia đình tổ chức.

Hội thảo nhằm cung cấp thông tin về thành tựu của công tác dân số về quy mô dân số và mức sinh, cơ cấu và chất lượng dân số, đồng thời đưa ra những hạn chế và tồn tại, thách thức trong giai đoạn 2021-2030, đồng thời định hướng điều chỉnh mức sinh và nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ trong thời gian tới.

Tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Doãn Tú - Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết, từ năm 2007, nước ta bước vào thời kỳ dân số vàng; Chất lượng dân số được cải thiện nhiều mặt, tuổi thọ trung bình tăng nhanh, đạt 73,4 tuổi vào năm 2016, cao hơn nhiều nước có cùng ức thu nhập bình quân đầu người.

Tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm mạnh. Tầm vóc, thể lực người Việt Nam có bước cải thiện. Dân số được phân bố hợp lý hơn, gắn với quá trình đô thị hóa công nghiệp hóa và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh...

Tuy nhiên, công tác DS- KHHGĐ vẫn còn nhiều hạn chế, mức sinh giữa các vùng miền còn chênh lệch đáng kể. Do đó, để giải quyết toàn diện các vấn đề phát sinh trong công tác dân số trong thời kỳ mới, Ban chấp hành TW Đảng khóa XII trong hội nghị lần thứ 6 đã đề ra nghị quyết về công tác Dân số trong thời kỳ mới.

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 21, một số văn bản luật, chiến lược, chương trình, đề án đã được ban nhành như: luật lao động sửa đổi, chiến lược dân số đến năm 2030, chiến lược truyền thông dân số đến năm 2030; chương trình điều chỉnh mức sinh giữa các vùng, các đối tượng đến năm 2030; chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tới năm 2030; chương trình nâng cao chất lượng dân số, tầm soát sàng lọc bệnh tật trước sinh và sơ sinh,…

“Trong thời gian tới, mô hình tổ chức bộ máy làm công tác dân số, cơ chế phối hợp liên ngành, mô hình cộng tác viên làm công tác dân số, gia đình trẻ em cũng sẽ được hoàn thiện và trình chính phủ ban hành” – Cục trưởng Nguyễn Doãn Tú cho biết.

Tại hội thảo, bác sỹ Mai Trung Sơn cho rằng, trước đây chính sách dân số của nước ta với các quan điểm và hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện mục tiêu nhất quán là giảm mức sinh, khống chế tốc độ gia tăng dân số.

Nghị quyết 21-NQ/TW hội nghị lần thứ 6 của BCH TW khóa XII bveef công tá dân số trong tình hình mới ra đời trong bối cảnh nước ta đã duy trì mức sinh thay thế từ năm 2006 đến nay, nhưng xuất hiện tình trạng chênh lệch mức sinh đáng kể giữa các vùng, địa phương. Công tác dân số chuyển hướng từ tập trung vào việc giảm sinh sang duy trì mức sinh thay thế, khắc phục tình trạng chênh lệch mức sinh giữa các vùng, địa phương.

Tuy nhiên, tỷ lệ vô sinh ở Việt Nam là 7,7%; 42% phụ nữ phá thai hàng năm.

“Một con số vô sinh và phá thai quá cao đã để lại hệ lụy cho quãng đời của phụ nữ như vô sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ, trẻ em rất lớn. Hiện nay, nhu cầu tránh thai chưa được đáp ứng, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa người dân không dễ tếp cận dụng cụ tránh thai trên thị trường vì nhà nước không cung cấp miễn phí.

Trong 20 năm qua chưa có nghiên cứu về phân loại thị trường tránh thai, chưa đa dạng vì đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới thấp nên doanh nghiệp không mặn mà, nên thị trường chỉ có thuốc và bao cao su khiến người dân không mặn ma. Mức sinh cao một phần có tác động của có thai ngoài ý muốn...” – BS Sơn lo ngại.

Ông Sơn đề xuất thời gian tới, do nhu cầu dịch vụ KHHGĐ của người dân ngày càng đa dạng và đòi hỏi chất lượng dịch vụ ngày càng cao, vì vậy, hệ thống cung ứng dịch vụ KHHGĐ cần phải đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu đa dạng, dễ tiếp cận, chất lượng cao với mức chi phí phù hợp cho từng nhóm đối tượng.

Đồng thời, để phổ cập tiếp cận và đảm bảo tình bình đẳng trong hưởng hụ dịch vụ KHHGĐ cho mọi người dân, cần tập trung hỗ trợ đáp ứng nhu cầu của người dân vùng khó khăn có mức sinh cao thực hiện dịch vụ KHHGĐ.

Bên cạnh đó, cần điều chỉnh mức sinh phù hợp theo hướng duy trì mức sinh thay thế vững chắc, khắc phục chênh lệch giữa mức sinh giữa các vùng; Phát triển hệ thống thông điệp truyền thông, nội dung tuyên truyền vận động cho các vùng mức sinh khác nhau thay thế cho một nội dung tuyên truyền chung cho cả nước nhằm giảm sinh trong thời gian qua, điều chỉnh và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ khuyến khích phù hợp với từng vùng mức sinh…

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/bao-dong-muc-sinh-thap-tai-nhieu-dia-phuong-KClfriTGR.html