Bánh mì Việt và bước chuyển mình trên bản đồ ẩm thực quốc tế

Bánh mì là một trong các đồ ăn đường phố chinh phục nhiều tín đồ ẩm thực trong nước và quốc tế. Dưới đây là những cột mốc ấn tượng về món ăn được coi là niềm tự hào của người Việt.

Năm 1958 - Thương hiệu bánh mì Việt đầu tiên ra đời: Bánh mì vốn có xuất xứ từ món bánh baguette trứ danh của Pháp, thường được ăn cùng bơ, phô mai, mứt... Thoát khỏi cái bóng của baguette, năm 1968, tiệm bánh mì Hòa Mã ra đời với những ổ bánh mì đầu tiên có cách ăn độc đáo. Thay vì phết cùng bơ, mứt, bánh mì lại được kẹp thêm nhân thịt, pate, rau dưa, chà bông...

Năm 1970 - Bước chuyển mình từ "bánh Tây" sang "bánh Việt": Ban đầu, bánh vốn được nướng bằng than củi, mỗi mẻ chỉ cho ra 7-10 cái và thường đặc ruột. Bánh mì Việt đã có một bước tiến mới khi những mẻ bánh đầu tiên được nướng bằng lò gạch, giúp ruột bánh bông xốp bên trong và vỏ giòn rụm bên ngoài.

Năm 2009 - Bánh mì "nổi đình nổi đám" khi nhận được lời khen của vua đầu bếp Anthony Bourdain: Trong chuyến thăm Hội An (Quảng Nam), bếp huyền thoại Anthony Bourdain đã nếm thử bánh mì Phượng và cho rằng đó là "loại bánh ngon nhất thế giới". Hình ảnh bánh mì Việt cũng xuất hiện trên kênh No Reservation của ông, tạo nên một cơn sốt "bánh mì phố Hội" lúc bấy giờ. Từ đó, bánh mì Phượng nói riêng và bánh mì Việt đã được biết đến nhiều hơn trên thế giới.

Năm 2011 - Từ điển Oxford công nhận bánh mì là một món ăn riêng: Không phải baguette hay sandwich, bánh mì Việt đã "đường đường chính chính" góp mặt trong từ điển ẩm thực thế giới. Không thuộc về một nền ẩm thực nào khác, kể từ lúc này, bánh mì Việt chính thức trở thành món của người Việt, do người Việt tạo ra.

Năm 2012 - Trở thành "Top Trending" trên các bảng xếp hạng: Hàng loạt trang thông tin lớn đã vinh danh bánh mì Việt với các danh hiệu như "món sandwich ngon nhất thế giới" (The Guardian), "top món ăn đường phố ngon nhất thế giới" (CNN)... Lần đầu tiên trong lịch sử ẩm thực Việt, một món ăn đường phố dân dã lại được ca ngợi nhiều đến thế.

Năm 2014 - Bánh mì Việt được nhiều "ông lớn" để mắt đến: Cơn sốt bánh mì gây được sự chú ý với tập đoàn Yum! Brands, ông chủ của chuỗi cửa hàng KFC và Pizza Hut. Banh Shop ra đời như chuỗi cửa hàng độc quyền của hãng, chỉ phục vụ bánh mì Việt - một hiện tượng "hiếm có" ở tập đoàn thực phẩm chỉ chuyên đồ Tây này.

Năm 2018 - Tiệm bánh mì Việt đầu tiên đoạt giải James Bread: Với uy tín gần 70 năm, James Bread được ví như "Oscar của giới ẩm thực" toàn cầu. Tháng 5/2018, giải thưởng ẩm thực danh giá James Bread đã gọi tên tiệm bánh Đông Phương (Dong Phuong Bakery) của một gia đình Việt ở Mỹ. Từ đây, bánh mì Việt đã được thừa nhận về độ tinh tế, cầu kỳ, là một món ăn đường phố "đẳng cấp" đúng nghĩa.

 Trong năm 2018, quốc phục "Bánh mì" của Việt Nam được gọi tên trong top 10 trang phục dân tộc đẹp nhất tại Miss Universe. Trả lời Zing.vn, Hoa hậu H'Hen Niê từng chia sẻ: "Dù bạn đi đến nơi nghèo nhất ở miền Bắc và Tây Nguyên, hay những nơi xa hoa nhất của TP.HCM và Hà Nội, bạn đều sẽ thấy sự hiện diện của bánh mì. Với người nước ngoài, nhìn thấy bánh mì và phở, họ sẽ nghĩ ngay đến Việt Nam".

Trong năm 2018, quốc phục "Bánh mì" của Việt Nam được gọi tên trong top 10 trang phục dân tộc đẹp nhất tại Miss Universe. Trả lời Zing.vn, Hoa hậu H'Hen Niê từng chia sẻ: "Dù bạn đi đến nơi nghèo nhất ở miền Bắc và Tây Nguyên, hay những nơi xa hoa nhất của TP.HCM và Hà Nội, bạn đều sẽ thấy sự hiện diện của bánh mì. Với người nước ngoài, nhìn thấy bánh mì và phở, họ sẽ nghĩ ngay đến Việt Nam".

Tiệm bánh mì đầy ắp thịt bò phô mai ở Hàn Quốc Bánh mì thịt bò phô mai được bán phổ biến ở chợ Myeong-dong, thành phố Seoul, Hàn Quốc. Nhân bò được tẩm ướp với xì dầu và bột tỏi. Mỗi suất có giá 5,2 USD.

Hải Nhi
Nguồn: Tổng hợp Ảnh: Pinterest, Nguyễn Thành

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/banh-mi-viet-va-buoc-chuyen-minh-tren-ban-do-am-thuc-quoc-te-post1052554.html