Bangladesh bầu cử với nhiều lo ngại

Vào ngày 30-12 tới, Bangladesh sẽ tổ chức tổng tuyển cử. Nhưng vấn đề là, nhiều mối nguy hiểm thực sự đang chờ đợi đất nước này trong ngày quan trọng này.

Vào ngày 30-12 tới, Bangladesh sẽ tổ chức tổng tuyển cử. Nhưng vấn đề là, nhiều mối nguy hiểm thực sự đang chờ đợi đất nước này trong ngày quan trọng này.

Lãnh đạo phe đối lập Kamal Hossain phát biểu tại một cuộc họp báo sau khi đoàn xe của ông bị tấn công ở thủ đô Dhaka hôm 14-12.

Lãnh đạo phe đối lập Kamal Hossain phát biểu tại một cuộc họp báo sau khi đoàn xe của ông bị tấn công ở thủ đô Dhaka hôm 14-12.

Năm 2018 đã chứng kiến một số cuộc bầu cử với kết quả bất ngờ ở Châu Á, chẳng hạn như ngăn chặn sự sụp đổ nền dân chủ ở Maldives với việc Tổng thống Abdulla Yameen thất bại trong cuộc bầu cử, hay đã chấm dứt 61 năm nắm quyền của Liên minh đảng cầm quyền Barisan Nasional (BN) của Thủ tướng Najib Razak ở Malaysia, quốc gia sau đó đã chuyển đổi chính quyền một cách hòa bình sang nền dân chủ đa đảng.

Hiện mọi con mắt đều đổ dồn vào sự phát triển chính trị trong một nền dân chủ Hồi giáo ôn hòa khác - Bangladesh. Vào ngày 30-12 tới, hơn 100 triệu cử tri nước này sẽ bỏ phiếu bầu 300 vị trí Quốc hội tại một quốc gia Châu Á được cho là đã đánh mất nền dân chủ trong thập kỷ qua, mặc dù đã có những cải thiện ổn định về chỉ số kinh tế.

Cuộc bầu cử lịch sử

Cuộc bầu cử năm nay được cho là mang tính lịch sử vì nhiều lý do. Nó được tổ chức vào ngày 30-12, tháng mà hàng triệu người kỷ niệm ngày chiến thắng thứ 48 của đất nước. Cuộc tổng tuyển cử trước đó đã bị tẩy chay bởi phe đối lập chính và kết thúc trong sự đổ máu. Lần này, phe đối lập quyết tâm tham gia cuộc bầu cử bằng mọi giá.

Giống như ứng viên Mahathir bin Mohamad của Malaysia, kẻ thách đấu ở Bangladesh lần này là cựu thành viên của đảng cầm quyền, Tiến sĩ Kamal Hossain, tác giả chính của Hiến pháp đất nước và là cộng sự thân cận của người sáng lập đất nước, ông Sheikh Mujibur Rahman, đã thành lập một liên minh đáng tin cậy để giải tán chính phủ của đương kim Thủ tướng Sheikh Hasina.

Chính phủ đương nhiệm phải đối mặt với một lựa chọn khó khăn. Việc không tổ chức một cuộc bầu cử đáng tin cậy sẽ làm suy yếu luật pháp, làm tăng sự không chắc chắn về chính trị và gây nguy hiểm cho sự phát triển của đất nước. Mặt khác, một cuộc bầu cử công bằng có thể chấm dứt sự lãnh đạo của đảng cầm quyền Liên đoàn Awami Bangladesh (AL). Có những dấu hiệu cho thấy người dân Bangladesh đang ủng hộ đảng đối lập Dân tộc Bangladesh (BNP).

Bangladesh hiện đang trong tình trạng không ổn định. Mối quan ngại đang gia tăng trong việc thao túng các thể chế quan trọng, chẳng hạn như ủy ban bầu cử, cũng như tình trạng quan liêu. Liệu nhà tư pháp nổi tiếng, ông Hossain, 81 tuổi, có thể đạt được kỳ tích tương tự như ông Mahathir?

Khủng bố chính trị

Kể từ khi bắt đầu chiến dịch tranh cử vào ngày 10 -12, các lãnh đạo phe đối lập ở Bangladesh đã bị tấn công gần như hàng ngày. Theo truyền thông địa phương và quốc tế, một số ứng cử viên đối lập tranh cử đã bị các thành viên đảng cầm quyền công khai đánh đập hoặc bị tống vào tù với nhiều cáo buộc vô lý. Có tới 21.000 lãnh đạo phe đối lập và các nhà hoạt động đã bị bắt giữ kể từ khi lịch bầu cử được công bố. Đảng cầm quyền đã tấn công các văn phòng chiến dịch của phe đối lập, tấn công các nữ ứng viên.

Thay vì đảm bảo một cuộc bầu cử minh bạch, các nhóm nhân quyền cáo buộc, ủy ban bầu cử đã làm ngược lại. Các nhà phê bình cho rằng, đây là một phần của chiến lược phối hợp của chính phủ đương nhiệm nhằm làm suy yếu các điều kiện cho một cuộc bầu cử tự do và công bằng. Bạo lực bầu cử không phải là mới đối với người dân Bangladesh. Đã có những cuộc biểu tình bạo lực trên đường phố sau cuộc tổng tuyển cử lần thứ 10, khiến nhiều người thiệt mạng và thiệt hại tài sản công cộng. Đảng cầm quyền cáo buộc phe đối lập đứng sau các cuộc tàn sát sau bầu cử. Điều này khiến nhiều người hoang mang trước thềm cuộc tổng tuyển cử lần thứ 11 này.

Bạo lực

Sợ hãi và đe dọa trở thành một chiến lược trước bầu cử của phe đương nhiệm. Làm gián đoạn chiến dịch tranh cử của phe đối lập làm suy yếu triển vọng về một cuộc bầu cử mang tính cạnh tranh công bằng. Nó cũng ảnh hưởng xấu đến mục tiêu chính: tỷ lệ bỏ phiếu của cử tri. Trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ 10, do bạo lực trước bầu, tỷ lệ cử tri đi bầu thấp, chỉ đạt 22% tại thủ đô Dhaka. Hàng trăm trạm bỏ phiếu bị đóng cửa sớm do lo ngại về an ninh. Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế (HRW), nền dân chủ Bangladesh đã ở trong tình trạng hỗn loạn.

Liệu chiến dịch khủng bố hiện tại của các chính trị gia đảng cầm quyền có ảnh hưởng xấu đến các quyết định của cử tri trong cuộc bầu cử vào ngày 30-12 tới hay không? Bạo lực trước bầu cử không phải là hiếm trong chế độ chuyên chế. Tuy nhiên, bạo lực bầu cử ở các nước Châu Phi như Cộng hòa Dân chủ Congo và Burundi, cho thấy nó cũng có thể có tác dụng ngược lại. Cử tri ở Bangladesh thể hiện thái độ chống đối các lãnh đạo đương nhiệm. Các cuộc tấn công công khai và sử dụng vũ lực để buộc những người chỉ trích phải im lặng chỉ càng củng cố động thái chống đối và làm giảm đáng kể cơ hội tái đắc cử cho AL.

2 năm nữa, Bangladesh sẽ kỷ niệm 50 năm ngày giành được độc lập từ Pakistan sau một cuộc chiến tranh tàn khốc. Cuộc bầu cử vào tháng 12 tới sẽ làm mất lòng hàng triệu người đã hy sinh cho nền độc lập đất nước vào năm 1971 nếu không bảo vệ các quyền chính trị và an toàn cơ bản của người dân.

AN BÌNH (Theo Diplomat)

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/91_200313_bangladesh-bau-cu-voi-nhieu-lo-ngai.aspx