Bằng cấp không phải đẳng cấp

Đối với học sinh trung học có thành tích cao, không gì hãnh diện hơn những điểm A, điểm 10… ở trường. Từ khi còn nhỏ, họ được rót vào tai rằng phần thưởng cho điểm số là trả lương nhiều hơn khi đi làm. Quan trọng hơn, văn hóa đương đại có xu hướng biến thành tích giáo dục thành giá trị đạo đức: Cha mẹ, ông bà, giáo viên tự hào về những đứa trẻ học giỏi. Nhưng họ không nên mừng vội như vậy.

Ảnh: Reuters/ Krishnendu Halder

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế công bố báo cáo cho biết: Họ đã xác định được 1.271 biến thể di truyền có liên quan đến thời gian đi học. Kết quả của họ củng cố những nghiên cứu trước đó nói rằng: các biến thể di truyền có liên quan đến thành tựu giáo dục.

Những nghiên cứu này không ủng hộ ý kiến cho rằng trí thông minh đều là di truyền: Ngay cả với hiểu biết đầy đủ về tất cả các biến thể này, một phân tích gen của bất kỳ cá thể nào cũng không thể được sử dụng đưa ra dự báo một người có nên tiếp tục học lên cao hơn hay bỏ học. Nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng: các bậc phụ huynh đừng vội rầy la những đứa trẻ điểm thấp ở trường, bởi di truyền cũng có tác động trong điểm số của con em mình. Dù di truyền không thể quyết định hoàn toàn việc học hành của một đứa trẻ, nhưng nó có thể tạo ra những khuynh hướng nhất định.

Nhìn chung, tất cả các biến thể di truyền gây ra 11% sự thay đổi về thành tựu giáo dục trên toàn dân số. Điều này là khá đáng kể. Trong khi đó, The Atlantic lưu ý: nghiên cứu cho thấy thu nhập hộ gia đình giải thích 7% sự thay đổi trong thành tích giáo dục.

Có nhiều lý do khiến cho các kết quả này có vẻ đáng báo động vì vì lịch sử của phong trào ưu sinh thúc đẩy ý tưởng rằng trí thông minh di truyền được xác định làm cơ sở cho ưu thế. Nhưng cũng có nhiều lý do tại sao họ không nên bị bỏ qua: Kiến thức về cách di truyền ảnh hưởng đến nhiều năm học có thể giúp điều chỉnh sự bất bình đẳng. Ví dụ, nếu chúng ta biết một người nào đó dễ mắc bệnh di truyền “ít thành công”, chúng ta có thể thay đổi phương pháp dạy học hoặc dạy thêm để chống lại bất lợi đó.

Nhưng giữa tất cả những lo lắng về cách di truyền có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta nghĩ về sự thành công của một người trong trường học, thì không thể nghi ngờ rằng: Nền “chế độ nhân tài” nên tồn tại ngay từ đầu. Trong thực tế, chúng ta vẫn quá coi trọng bằng cấp mà không xem xét về “trí thông minh” thực sự. Xã hội nhìn chung sử dụng thành công về giáo dục như một chỉ số về giá trị cá nhân - mặc dù thực tế rằng nhiều yếu tố quyết định trải nghiệm của chúng ta ở trường nằm ngoài tầm kiểm soát.

Làm sao có thể so bì “con nhà tôi” với “con nhà người ta” trong khi các yếu tố môi trường, sinh học, điều kiện kinh tế, mức độ coi trọng giáo dục trong gia đình và khả năng tiếp cận đúng thầy đúng trường là khác nhau. Có thể nói, về cơ bản, học tốt ở trường là dấu hiệu của may mắn.

Môi trường thực tế cho thấy thành công trong học tập không phải là thước đo duy nhất về giá trị. Các nhà thơ, nghệ sĩ và nhà văn thường rời khỏi sự hào nhoáng của hệ thống giáo dục. Và rất nhiều người không đạt được sự công nhận quốc tế về sự sáng tạo của họ nhưng vẫn rất sáng tạo.

Một thế giới lý tưởng, chắc chắn, sẽ không phải là nơi người thông minh nhất làm tốt nhất, bất kể sự giàu có của gia đình họ, mà là một thế giới cho phép tài năng của mọi người được công nhận và khen thưởng như nhau. Năm 1958, nhà xã hội học Michael Young đã tạo ra thuật ngữ “chế độ nhân tài” (meritocracy) trong một cuốn tiểu thuyết kinh điển cảnh báo về những nỗi kinh hoàng của việc phân loại con người bằng trí thông minh. Bốn mươi năm sau, vào năm 2001, ông viết trên The Guardian về nỗi tuyệt vọng với con đường điều chỉnh mà ông đã dự định: “Với một lượng lớn giấy chứng nhận và bằng cấp tuyệt vời, giáo dục đã đóng dấu lên thiểu số, và con dấu đó từ chối nhiều người không tỏa sáng khi họ bị tụt hạng trong trường học.”

Tất nhiên theo đuổi kiến thức là một nỗ lực có giá trị. Nhưng bạn có thể có được kiến thức cho dù bạn đang học ở trường hay làm việc trong nhà bếp, trang trại, phòng hòa nhạc và đường phố. Quan điểm cho rằng bằng cấp tương đương với sự thông minh thực chất lại là ẩn hình của sự bất công, ít nhất là với những đứa trẻ có thiên phú riêng, không theo xu hướng “hot” của xã hội.

Lục Kiếm

Theo Quartz

Nguồn Sống Mới: http://songmoi.vn/bang-cap-khong-phai-dang-cap-82343.html