Bạn sẽ hối tiếc nếu không đến những địa điểm này sớm

Các kỳ quan thế giới như đền Angkor Wat, Vạn Lý Trưởng Thành,…đang đứng trước nguy cơ biến mất do sự tác động của con người và thiên nhiên.

Angkor Wat, Campuchia: Đây là công trình tôn giáo lớn nhất thế giới từng được xây dựng. Mặc dù vậy, các nhà bảo tồn cảnh báo rằng ngôi đền đang đối mặt với nguy cơ biến mất vĩnh viễn do bị hủy hoại bởi du khách.

Machu Picchu, Peru: Trong các tàn tích cổ đại trên thế giới, Machu Picchu là nơi bạn có thể tham quan. Công trình trên sườn núi Andes được coi là một trong những thành tựu kiến trúc lớn nhất của đế chế Inca. Nhưng kỳ quan này đang đối mặt với tình trạng du khách quá đông.

Quần đảo Galapagos, Ecuador: Quần đảo này nổi tiếng với bãi biển cát trắng và đá núi lửa cùng các sinh vật đặc hữu. Nhưng ô nhiễm môi trường, nạn phá rừng và sinh vật ngoại lại đang phá vỡ hệ sinh thái ở đây.

Venice, Italia: Thành phố ở miền bắc Italia mang lại cho du khách cảm giác lãng mạng nhờ hệ thống kênh dày đặc và phong cảnh đẹp. Nhưng nơi đây đang đối mặt với tình trạng lũ lụt thường xuyên.

Vạn Lý Trường Thành, Trung Quốc: Đây là công trình duy nhất có thể quan sát từ trên không gian. Nhưng nạn lấy cắp gạch từ các bức tường thành để xây nhà hay làm đồ lưu niệm đã khiến kỳ quan này bị xâm hại nghiêm trọng.

Stonehenge, Anh: Được xây dựng cách đây 4.000 đến 5.000 năm, vòng tròn đá Stonehenge hiện đang đối mặt với nguy cơ xói mòn. Nếu bạn muốn chiêm ngưỡng kỳ quan này này, hãy đặt vé sớm trước khi công trình biến dạng.

Tượng thần Tự do, Mỹ: Đây được coi là biểu tượng của tự do ở Mỹ, nhưng mực nước biển dâng và các cơn bão mạnh khiến công trình đứng trước nguy cơ bị hư hại nghiêm trọng.

Rạn san hô Great Barrier, Australia: Đây là hệ sinh thái san hô lớn nhất trên thế giới. Mặc dù vậy, số lượng du khách tăng nhanh cùng với tình trạng ấm lên toàn cầu đã khiến rạn san hô Great Barrier ngày càng bị thu hẹp.

Biển Chết, Israel, Jordan và Palestine: Biển Chết có nồng độ muối và các khoáng chất cao, giúp du khách có thể nổi trên mặt nước. Nhưng nước biển ở đây đang cạn dần do tình trạng khai thác nước ngầm quá mức dọc bờ biển.

Seychelles, Madagascar: Với 115 đảo nhỏ, quần đảo Seychelles từ lâu trở thành địa điểm nghỉ dưỡng lý tưởng của các cặp đôi mới cưới và du khách yêu thiên nhiên. Các nhà khoa học cho biết mực nước dâng và xói mòn đang đe dọa các đảo nhỏ.

Vườn quốc gia Glacier, Mỹ: Khu bảo tồn thiên nhiên này có hơn 150 sông băng vào năm 1910 và là một trong những địa điểm cắm trại rẻ nhất ở Mỹ. Nhưng hiện nay, nơi đây chỉ còn 26 sông băng và các nhà khoa học dự báo chúng sẽ tiếp tục biến mất.

Congo: Quốc gia châu Phi này có rừng nhiệt đới lớn thứ 2 thế giới. Nhưng tình trạng khai thác tài nguyên quá mức đang khiến hệ sinh thái này bị đe dọa.

Maldives: Quốc gia Nam Á nổi tiếng với các bãi biển đẹp và khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất thế giới. Nhưng mực nước biển dâng đang đe dọa tương lai của các hòn đảo thấp.

Sông băng trên núi Alps, Thụy Sĩ: Trong vài thập niên nữa, núi Alps được dự báo sẽ không còn băng tuyết bao phủ. Theo tạp chí National Geographic, tốc độ biến mất của băng ở đây là 3%/năm.

Madagascar: Hòn đảo lớn thứ 4 trên thế giới là quê hương của loài vượn cáo quý hiếm. Nhưng tình trạng phá rừng đang đe dọa loài động vật này cũng như các phong cảnh trên đảo.

Vườn quốc gia Everglades, Mỹ: Everglades có nhiều loài động và thực vật quý hiếm. Nhưng tình trạng phá rừng lấy đất làm nông nghiệp và ô nhiễm môi trường khiến hệ sinh thái này thay đổi tiêu cực.

Đền Taj Mahal, Ấn Độ: Ngôi đền đá trắng ở Ấn Độ là một trong 7 kỳ quan mới của thế giới. Nhưng không may, việc lau rửa thường xuyên các bức tương đang phá hủy bề mặt đá cũng như hoa văn của công trình.

Petra, Jordan: Du khách từ khắp nơi trên thế giới đổ về thành phố cổ Petra. Đông du khách cùng với tình trạng xói mòi và lũ lụt khiến thành phố cổ này đứng trước nguy cơ biến mất vĩnh viễn.

Nam Cực: Tình trạng ấm lên toàn cầu đang ảnh hưởng tới châu lục này. Trong 3 thập niên gần đây, 2 tảng băng lớn đã tách khỏi Nam Cực.

Rừng Amazon, Brazil: Tình trạng phá rừng đang hủy hoại sự đa dạng sinh học của rừng nhiệt đới Amazon. Các dự án phát triển đường và nhà cũng làm tăng dân số tại khu vực này.

Huy Phong (Theo Go Banking Rates)

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/du-lich/ban-se-hoi-tiec-neu-khong-den-nhung-dia-diem-nay-som-946960.html