Bạn nên kiêng ăn gì khi bị ốm?

Bạn không nên ăn đồ cay, trứng, uống sữa hoặc rượu khi bị ốm vì chúng khiến tình trạng bệnh trầm trọng và lâu khỏi hơn.

Trứng: Trứng là thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe, nhưng lại không tốt cho những người ốm. Chúng chứa nhiều protein nên sẽ gây ra nhiệt lượng lớn. Những người ốm sẽ tăng nhiệt độ cơ thể khi ăn trứng, do vậy càng bị nặng và lâu khỏi. Ảnh: Medicalnewstoday.

Cà phê: Tốt nhất bạn không nên uống cà phê khi thấy không khỏe hoặc đau bụng vì cà phê có tính lợi tiểu, khiến bạn đi tiểu nhiều hơn, dẫn đến mất nước. Không đủ nước khiến cơ thể bạn gặp khó khăn trong việc chống chọi với virus và các vi sinh vật khác. Caffeine cũng khiến tình trạng tiêu chảy và nôn mửa trầm trọng hơn. Ảnh: Independent.

Nước cam: Nhiều người đều cho rằng nước cam là bí quyết giúp phục hồi sức khỏe nhờ cung cấp nhiều vitamin C, chất xơ và các dưỡng chất khác. Tuy nhiên, đó là quan niệm sai lầm. Nước cam chứa nhiều đường, có thể khiến bạch cầu giảm khả năng chống chọi với mầm bệnh. Bên cạnh đó, lượng axit cao trong đồ uống này có thể làm hỏng dạ dày. Tránh uống nước cam khi bạn bị ho, đau họng hoặc cảm lạnh vì nước cam có thể gây tổn thương họng. Ảnh: Juicedlife.

Đồ ngọt: Đường tinh luyện có thể làm giảm khả năng kháng khuẩn của bạch cầu và tăng tình trạng viêm trong cơ thể. Một vài giờ sau khi ăn bánh, kẹo hoặc đồ ngọt khác, hệ miễn dịch của bạn sẽ yếu đi, giảm khả năng chống chọi với mầm bệnh khiến bạn ốm. Ảnh: Standard.

Đồ uống có ga: Nước có ga bao gồm cả nước có ga dành cho người ăn kiêng ức chế hệ thống miễn dịch và làm rối loạn đường ruột do chứa quá nhiều đường. Nguy hiểm hơn, chất tạo ngọt nhân tạo trong loại nước này khó tiêu hóa nên dẫn đến hiện tượng đầy bụng, chuột rút, thậm chí tiêu chảy. Người mắc bệnh dạ dày cần tránh xa nước có ga. Ảnh: Healthline.

Đồ ăn vặt giòn: Kết cấu của những món ăn vặt như khoai tây chiên giòn, bánh mì nướng giòn khiến cổ họng của bạn bị chà xát và cần nhiều thời gian hơn để hồi phục. Ảnh: Menshealth.

Rượu: Rượu sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch và khiến cơ thể mất nước. Điều đó làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Ngoài ra, rượu có thể can thiệp vào bất kỳ loại kháng sinh bạn đang sử dụng, gây tổn thương dạ dày và gan. Để tránh mất nước, hãy đảm bảo bạn tiêu thụ đủ lượng chất lỏng khi bị bệnh. Ảnh: Insiderguides.

Sữa: Sữa có thể gây ra các chất nhầy trong phổi và xoang khiến tình trạng ốm, cảm cúm, sốt trầm trọng hơn, lâu khỏi hơn. Việc tránh các sản phẩm từ sữa như sữa chua, pho mát và kem sẽ làm giảm các triệu chứng, giúp bạn nhanh khỏi ốm. Ảnh: Menshealth.

Đồ ăn cay: Khi bị sốt, sự trao đổi chất của cơ thể sẽ hoạt động mạnh. Gừng, ớt và nhiều gia vị quá cay khác sẽ sản xuất rất nhiều nhiệt trong cơ thể và làm bệnh nặng thêm, ảnh hưởng đến sự hồi phục của bệnh nhân bị sốt. Ảnh: Discovermagazine.

Đồ chiên và thức ăn nhanh: Tốt nhất bạn nên tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ khi ốm vì chúng có thể gây viêm và làm hệ thống miễn dịch hoạt động kém đi. Ngoài ra, thức ăn nhanh chứa một loạt các thành phần ức chế miễn dịch như fructose, aspartame, bột ngọt, dẫn đến khó chịu, cơ thể mệt mỏi. Ảnh: Easihealth.

Phương Mai

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/ban-nen-kieng-an-gi-khi-bi-om-post919264.html