Bán công ty giá 1 USD có trái luật?

Gần đây báo chí xôn xao chuyện một công ty chỉ bỏ ra 1 USD để mua một công ty nợ triệu USD.

Thương vụ mua bán một doanh nghiệp vốn thuộc top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất của Việt Nam với giá chỉ 1 USD tại Hải Phòng được mô tả là “hiện tượng xưa nay chưa có”. Vẫn có nhiều ý kiến quan ngại về việc trốn tránh nghĩa vụ trả nợ khi mà công ty mua (sau đây tạm gọi là công ty A) vốn điều lệ chỉ có vài tỷ đồng. Bản chất của câu chuyện không phải như vậy.

Trách nhiệm của công ty hay cổ đông?

Cổ nhân có câu: “Có gan làm giàu” để phần nào nói lên sự khắc nghiệt của thương trường. Việc kinh doanh luôn bao hàm một sự rủi ro. Đành rằng, làm ăn thành công thì sẽ giàu có, nhưng nếu thất bại? Tất hẳn sẽ khánh tận. Cái vế sau nghe không được êm tai tí nào. Vì vậy, có nhiều người sẽ do dự không dám kinh doanh. Một xã hội mà không có doanh nhân, không có trao đổi, mua bán thì tệ hại quá! Vì lẽ đó, nhà nước qui định ra chế độ trách nhiệm hữu hạn để khuyến khích người ta kinh doanh. Bản chất là bảo vệ các doanh nhân trước các rủi ro khánh tận. Nói cho dễ hiểu là: doanh nhân cứ kinh doanh, nếu ông bị rủi ro, tối đa lắm là chỉ mất tài sản mà ông đầu tư vào kinh doanh mà thôi, không cần biết là giá trị khoản nợ là bao nhiêu. Cách làm như sau. Ông doanh nhân A, có một khối tài sản. Ông A thành lập ra công ty X. Quan hệ giữa ông doanh nhân A và công ty X như cha mẹ với đứa con đã trưởng thành. Cha mẹ cho đứa con một món tiền để đứa con này có vốn, ra ở riêng. Lúc này cha mẹ cứ ở nhà mà hưởng tuổi già, không lo lắng gì cho đứa con đã ra ở riêng nữa. Vì nó đã có tiền, nó muốn làm gì thì làm. Đi mua bán, giao dịch nó phải nhân danh mình, kêu ta cha mẹ ai tin. Khi đã làm mọi việc bằng danh tính của mình, nếu đứa con khôn ngoan, nó sẽ có nhiều tiền. Nếu làm không thành công, người ngoài sẽ níu áo đứa con mà đòi nợ. Đứa con trả hết tiền mà cho mẹ cho thì thôi, vì còn gì nữa đâu mà trả. Chủ nợ không thể đòi cha mẹ được, vì nó làm ăn bằng danh tính của nó mà, nó đã ra riêng, cha mẹ không chịu trách nhiệm.

Thương vụ mua bán một doanh nghiệp vốn thuộc top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất của Việt Nam với giá chỉ 1USD tại Hải Phòng được mô tả là “hiện tượng xưa nay chưa có”.

Thương vụ mua bán một doanh nghiệp vốn thuộc top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất của Việt Nam với giá chỉ 1USD tại Hải Phòng được mô tả là “hiện tượng xưa nay chưa có”.

Tương tự, khi thành lập công ty, ông doanh nhân A phải xác định tiền kinh doanh là bao nhiêu, tiền để ở nhà xài là bao nhiêu. Ngôn ngữ luật gọi là phân tách tài sản. Tài sản mà ông này kinh doanh, ngay lập tức được chuyển tên chủ sở hữu cho công ty X ngay. Công ty X này dùng tài sản đó kinh doanh. Từ chỗ chỉ có một ông doanh nhân A với một khối tài sản, lúc này đây đã thành ra có hai người (ông A và công ty X) với hai khối tài sản. Tài sản của ông A là để ông này tiêu dùng, tài sản của công ty X là để kinh doanh. Nước sông không xâm phạm nước giếng. Khi đã phân tách như thế, “ai làm nấy chịu”. Ông doanh nhân A có thiếu tiền xài, cũng không lấy tài sản của công ty X được. Ngược lại công ty X làm ăn mà có nợ, thì tự lấy tài sản của mình mà trả. Như vậy, chúng ta thấy công ty phải tự trả nợcủa mình. Ông doanh nhân A không có liên quan gì hết. Cổ đông được gì? Nếu chỉ dừng lại ở đây, thì quả là thiếu sót rất lớn. Vì có người sẽ hỏi: “Ông doanh nhân A vì cái gì mà phải tự phân tách tài sản như thế?”. Câu trả lời đơn giản lắm: Lợi nhuận. Cách thức là công ty này làm ăn có lời, ông doanh nhân A sẽ... lấy hết! (tất nhiên sau khi đã thực hiện xong các nghĩa vụ với các bên có liên quan). Đó cũng chính là động lực để ông A phải “cho” công ty X, để công ty này “ra riêng”. Mặt khác, công ty X suy cho cùng không phải là một con người thực sự mà chỉ là một khái niệm do pháp luật tạo ra (pháp nhân). Do vậy, muốn kiếm lời, ông doanh A phải tham gia vào điều khiển công ty X. Như vậy, tới đây ta kết luận, cổ đông công ty khi thành lập công ty, bắt buộc phải chuyền quyền sở hữu tài sản cho công ty. Nói nôm na là mất quyền sở hữu đối với khối tài sản. Đổi lại, cổ đông sẽ được quyền hưởng lợi nhuận và quyền quản trị. Bán công ty là bán cái gì? Ông doanh nhân A không muốn kinh doanh nữa, ông có thể bán công ty cho doanh nhân B. Ông A nói thế này: “Tôi có đứa con là công ty X. Nó rất ngoan. Làm có bao nhiều tiền lời, nó cũng đều đưa tôi cả mà không có giữ lại. Lúc trước tôi cho nó x đồng. Giờ ông có muốn lấy tiền lời của công ty X không? Nếu có thì ông trả lại x đồng cho tôi, rồi ông thay tôi mà hưởng lợi nhuận”. Như vậy ta thấy, bản chất là ông A bán cho ông B các quyền lợi của mình tại công ty. Để có các quyền lợi này, ông A đã phải đầu tư. Nay ông B muốn có các quyền này, thì trả lại khoản đầu tưcho ông B. Chuyện này chả liên quan gì tới tài sản của công ty X. Giá cả mua bán các quyền lợi tại công ty X giữa ông A và ông B thế nào đó là chuyện của các bên. Công ty không quan tâm và xã hội cũng không cần quan tâm. Điều này xuất phát từ hai lẽ sau đây: Một là: Câu chuyện này chỉ ảnh hưởng đến ông A. Vì ông A muốn có các quyền hưởng lợi và quản trị tại công ty X thì phải đầu tư x đồng. Nay ông chịu bán cái quyền đó cho người ta nhằm mục đích thu hồi vốn đã đầu tư. Nếu bán nhiều hơn xđồng thì ông có lời, nếu bán ít hơn x đồng thì coi như ông bị lỗ ráng chịu. Hai là: Câu chuyện này không ảnh hưởng gì tới công ty và xã hội. Dưới góc độ của công ty, công ty làm có lời thì không được giữ lại. Nên việc đưa tiền lời cho ông A hay ông B, ông C nào đó thì bản chất cũng như nhau. Đối với xã hội, cái mà xã hội quan tâm đó là tài sản trong công ty X. Vì đó chính là cái dùng để trả nợ. Nhưng như trên đã đề cập, chuyện mua bán chỉ liên quan đến quyền hưởng lợi nhuận và quản trị, không liên quan gì đến tài sản nên xã hội cũng không cần quan tâm làm gì. Bán công ty với giá 1 USD có trái luật không? Với những gì vừa phân tích, nếu bán công ty với giá 1 USD thì có nghĩa là doanh nhân A chấp nhận bỏ đi toàn bộ số tiền đầu tư lúc đầu. Việc mua bán công ty sẽ được nhìn nhận từ hai góc độ: Thứ nhất: Góc độ kinh tế Người mua đạt được lợi ích gì khi mua công ty này? Thông thường, công ty này đang ở trong tình trạng rất khó khăn, làm ăn thua lỗ và không có lợi nhuận. Bản chất của việc mua bán này là mua quyền hưởng lợi. Nhưng công ty này đang làmăn không có lời nên ông doanh A mới bán với giá tượng trưng như vậy. Nhưng đó là ông A, còn ông B thì khác. Ông này thấy được triển vọng của việc phát triển. Triển vọng này có thể có được nhờ những hướng đi mới cộng với tình trạng tài chính tốt của ông B. Để vực dậy công ty X, ông B sẵn sàng bỏ thêm vào công ty X. Ông B hoàn toàn có lí do để bỏ thêm vốn vào công ty X. Vì nếu thành công, ông này sẽ có lợi rất lớn. Vì phần đầu tư lúc đầu, ông B không cần phải đầu tư mà chỉtiếp quản những gì còn lại khi ông A “bỏ của chạy lấy người”. Như vậy, dưới góc độ kinh tế, khi mua công ty với giá 1 USD, người mua phải chuẩn bị phương án kinh doanh và tiền. Thứ hai: Dưới góc độ pháp lý Dưới góc độ pháp lý, chúng ta chỉ quan tâm đến trách nhiệm của công ty trong việc trả nợ cho các chủ nợ. Giả sử ông A không bán công ty, thì khi công ty vỡ nợ, ông này vẫn không trả nợ thay cho công ty. Trách nhiệm hữu hạn mà. Cho nên khi ông A bán công ty cho ông B thì cũng chả ảnh hưởng gì đến tình trạng nợ nần của công ty. Vì hai ông này có mua bán tài sản của công ty đâu. Hai ông này đang mua bán quyền hưởng lợi nhuận đấy chứ. Dưới góc độ này, ta thấy việc ông B không có tài sản hay không có phương án kinh doanh cũng chả ảnh hưởng gì đến khả năng trảnợ của công ty. Tóm lại, trong công ty luôn có sự phân tách về tài sản và trách nhiệm với cổ đông. Vì vậy, việc chuyển nhượng cổ phần không ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của công ty. Cái cần nói là việc mua bán cả một công ty mà chỉ với giá 1 USD thì lạ quá. Và càng lạ hơn khi người đi mua lại không có tiền và cũng không có phương án kinh doanh. Điều này xét dưới góc độ kinh tế đúng là không ổn. Nhưng nếu bàn dưới góc độ luật thì không có vấn đề gì. Trên thực tế, có thể việc người mua không có phương án kinh doanh và cũng không có một nguồn vốn lớn sẽ rất khó để vực dậy công ty đang lâm vào tình trạng khó khăn nhưng công dân được phép làm những gì luật không cấm mà!

Luật sư Phạm Hoài Huấn

Bạn đang đọc bài viết Bán công ty giá 1 USD có trái luật? tại chuyên mục Mạng xã hội của Báo Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: (024) 3.5771239,

Nguồn DĐDN: http://enternews.vn/ban-cong-ty-gia-1-usd-co-trai-luat-148394.html