Bài toán khó cho quan hệ Mỹ - Ả-rập Xê-út?

Cái chết bất thường của phóng viên tờ Washington Post Jamal Khashoggi tại lãnh sự quán Ả-rập Xê-út ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) đã đẩy quan hệ Mỹ - Ả-rập Xê-út vào giai đoạn căng thẳng. Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ có những biện pháp đáp trả, tuy nhiên, giải pháp trừng phạt Ả-rập Xê-út thực sự là bài toán khó với Washington.

Tổng thống Donald Trump khẳng định việc Ả-rập Xê-út thừa nhận nhà báo Jamal Khashoggi bị giết là “một tín hiệu tốt”

Từ một cái chết bất thường của Jamal Khashoggi

Ngày 2/10, nhà báo Jamal Khashoggi đến lãnh sự quán Ả-rập Xê-út tại Istanbul để làm thủ tục đăng ký kết hôn và mất tích từ đó. Sự mất tích của một nhà báo bất đồng chính kiến với chính quyền Riyadh nhận được sự quan tâm rộng rãi của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ.

Theo tờ Apple Watch của Thổ Nhĩ Kỳ thì chiếc đồng hồ đeo tay thông minh của Jamal Khashoggi đã ghi lại thời điểm nhà báo này bị giết tại lãnh sự quán và các cuộc hội thoại diễn ra trước đó.

Theo báo chí phương Tây, Riyadh đã chuẩn bị một chiến dịch đặc biệt nhằm bắt giữ nhà báo đối lập Jamal Khashoggi. Tờ

Washington Post trích các nguồn tin từ tình báo Mỹ cho biết, đích thân Thái tử Arabia Mohamed bin Salman đã ra lệnh cho các thuộc hạ tiến hành chiến dịch bắt giữ nhà báo này.

Trên thực tế, chính quyền Ả-rập Xê-út không ít lần yêu cầu Jamal Khashoggi phải trở về tổ quốc nhưng nhà báo nổi tiếng có nhiều năm sống lưu vong luôn khước từ đề nghị này và có ý định định cư ở Mỹ. Jamal Khashoggi nói với bạn bè rằng ông”không tin tưởng vào sự lãnh đạo của vương quốc”.

Người Istanbul biểu tình trước lãnh sự quán Ả-rập Xê-út

Người Istanbul biểu tình trước lãnh sự quán Ả-rập Xê-út

Cái chết của Jamal Khashoggi và quan hệ Mỹ - Ả-rập Xê-út

Sau cái chết đầy bí ẩn của Jamal Khashoggi, các nhà lãnh đạo một số công ty đã từ chối tham gia diễn đàn đầu tư tại Ả-rập Xê-út. Đặc biệt, người đứng đầu American JP

Morgan Chase Jamie Dimon đã quyết định không tham gia vào diễn đàn “Davos trên sa mạc”, dự kiến diễn ra tại Riyadh từ ngày 23 - 25/10. Chủ tịch Ford - Bill Ford cũng sẽ không tham dự vào diễn đàn này và không cho biết lý do. Theo BBC, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Stephen Mnuchin và Bộ trưởng Ngoại giao Anh Liam Fox từ chối tham gia diễn đàn “Davos trên sa mạc”.

Trong khi đó, chính quyền Mỹ tích cực tham gia điều tra cái chết bí ẩn của Jamal Khashoggi. Theo Tổng thống Donald Trump, các cuộc đàm phán cấp cao giữa Washington và Riyadh về “sự kiện Khashoggi” đã được tiến hành.

Ngay sau khi Khashoggi mất tích, ông Trump gọi sự biến mất của nhà báo này là “tình huống rất xấu”. Trong cuộc phỏng vấn với Fox News, người đứng đầu Nhà Trắng đã hứa rằng trước khi đưa ra bất kỳ quyết định liên quan đến lãnh đạo Ả-rập Xê-út trong bối cảnh vụ việc “cần phải tìm được chính xác những gì đã xảy ra”.

Nếu xung đột giữa Mỹ với Ả-rập Xê-út không được giải quyết dứt điểm, giá dầu chắc chắn sẽ lên tới 100 USD, thậm chí có thể lên đến 200 USD/thùng trong trường hợp đặc biệt căng thẳng. Điều này sẽ mang lại món lợi kếch xù cho Nga, chưa kể đến hợp đồng trăm tỷ USD mua vũ khí. Đó là điều mà Washington không bao giờ muốn. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại gia tăng, rất có thể Trung Quốc sẽ bán tháo trái phiếu chính phủ Mỹ và khách hàng đầy tiềm năng thay thế Trung Quốc sẽ là Ả-rập Xê-út. Như vậy, xung đột Mỹ - Ả-rập Xê-út chắc chắn sẽ được giải quyết êm dịu.

Trước áp lực của cơ quan lập pháp Mỹ, Donald Trump buộc phải đưa ra tuyên bố chính thức. Được biết, các thượng nghị sĩ từ các đảng Cộng hòa và Dân chủ đã gửi một bức thư cho Tổng thống Mỹ, yêu cầu tìm ra người chịu trách nhiệm về sự “biến mất” của Khashoggi và, nếu cần thiết phải áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại tất cả những người ấy.

Bức thư được hơn 20 thượng nghị sĩ ký (trong số đó có các thành viên của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện), yêu cầu áp dụng các biện pháp hạn chế trong khuôn khổ “Hành động toàn cầu Magnitsky” liên quan đến lĩnh vực nhân quyền.

"Chúng tôi yêu cầu ngài đưa ra quyết định xử phạt theo “hành động toàn cầu

Magnitsky” liên quan đến người nước ngoài chịu trách nhiệm về vi phạm như vậy đối với ông Khashoggi"- Bức thư có đoạn viết.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, Washington khó có thể áp đặt các đòn trừng phạt mạnh tay với Riyadh.

Vậy vũ khí đặc hiệu mà Ả-rập Xê-út có thể đe dọa người Mỹ là gì?

Vương quốc Ả-rập Xê-út là nhà sản xuất dầu mỏ khổng lồ. Dầu thực sự có thể được Riyadh sử dụng như một công cụ trả đũa trong trường hợp Mỹ đưa ra các đòn trừng phạt nghiêm khắc- Nhà kinh tế Mỹ Michael Hayes nói với CNBC.

Tất nhiên, không ai có thể coi thường vai trò quan trọng của Ả-rập Xê-út trong khuôn khổ OPEC. Thỏa thuận OPEC + Saudi có ảnh hưởng quyết định đến giá dầu thế giới và đây là con át chủ bài trong tay Riyadh.

Trong khi đó, Mỹ đang phụ thuộc năng lượng nhất định vào dầu mỏ của Ả-rập Xê-út. Năm ngoái, gần 7% lượng dầu nhập khẩu vào Mỹ đến từ Ả-rập Xê-út.

Ở góc độ khác, Ả-rập Xê-út là khách hàng chính mua vũ khí của Mỹ. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, tổng giá trị hợp đồng đạt 100 tỷ USD.

“Thật khó để có thể bỏ qua yếu tố chính trị. Ả-rập Xê-út là đồng minh quân sự chính của Hoa Kỳ trong số các quốc gia Ả Rập và là một đối trọng chính trong khu vực trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Iran”- Vadim Iosub từ Alpari nói.

Các thượng nghị sĩ Mỹ trong khuôn khổ của cái gọi là “hành động Magnitsky” yêu cầu áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại một quốc gia vi phạm nhân quyền bằng cách tra tấn và giết người. Và một số thượng nghị sĩ yêu cầu ngừng ngay lập tức bán vũ khí và viện trợ quân sự cho Ả-rập Xê-út.

Tuy nhiên, Donald Trump thừa nhận rằng ông không muốn từ bỏ hợp đồng quân sự với Ả-rập Xê-út sau cái chết bí ẩn của Jamal Khashoggi. Theo ông Trump, nó sẽ mang lại tổn thất nặng nề cho nước Mỹ.

“Tôi đã làm việc rất chăm chỉ để có được một đơn đặt hàng cho quân đội của chúng ta (từ Ả-rập Xê-út) với số tiền 110 tỷ USD. Đây là 150 nghìn việc làm. Nhưng nếu họ không mua (vũ khí) này từ chúng ta, họ sẽ mua nó từ Nga, hoặc từ Trung Quốc, hoặc từ các nước khác. Nga và Trung Quốc rất muốn điều này (hợp đồng)”- ông Donald Trump nói tại Phòng Bầu dục mới đây.

Chúng ta không nên quên rằng một phần quan trọng của ngân khố Ả-rập Xê-út không dành cho tiêu dùng và đầu tư trong nước mà đầu tư thẳng vào trái phiếu chính phủ Mỹ - Vadim Iosub cho biết thêm.

“Hai nước đã hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực đầu tư và sản xuất dầu. Ả-rập Xê-út là chủ nợ lớn cho Hoa Kỳ, họ đã sẵn sàng để phát triển dầu đá phiến của Mỹ, và nền kinh tế Mỹ phụ thuộc nhiều vào dầu của vương quốc, có khối lượng cung cấp đang gia tăng.

Ả-rập Xê-út cũng đầu tư hàng tỷ USD vào nền kinh tế Mỹ. Còn Hoa Kỳ đầu tư vào Ả-rập Xê-út cái gì? Không ai nghe về điều này”- Kasyanova nói.

Theo các nhà phân tích, nhiều khả năng cuộc xung đột này sẽ kết thúc giống như xung đột giữa Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ trong chuyện Mục sư Andrew Brunson: Tất cả bắt đầu với những tuyên bố cứng rắn của Ankara và kết thúc bằng sự ra đi của vị mục sư đối lập này.

“cách tiếp cận có nhiều khả năng nhất là các bên từng đưa ra những tuyên bố hiếu chiến sẽ đi đến thỏa thuận nào đó. Thậm chí, có thể Ả-rập Xê-út sẽ đưa ra lời xin lỗi công khai và hứa sẽ không loại bỏ những công dân “không mong muốn” trên lãnh thổ của các quốc gia khác, thậm chí ở ngay cả lãnh thổ của các đại sứ quán”- Vadim Iosub dự đoán.

Anh Phương

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/the-gioi/bai-toan-kho-cho-quan-he-my-arap-xeut-3960545-b.html