Bài thuốc Nam gia truyền chữa bệnh mạch lươn hiệu quả

Bệnh mạch lươn thường không ảnh hưởng đến tính mạng, tuy nhiên triệu chứng của bệnh có thể gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh mạch lươn là gì?

Bệnh mạch lươn là tên gọi dân gian của bệnh rò hậu môn. Đây là bệnh lý hậu môn phổ biến thứ 2 chỉ sau bệnh trĩ. Mạch lươn (rò hậu môn) là một dạng nhiễm trùng trực tràng – hậu môn mạn tính. Trong đó niêm mạc xuất hiện đường rò có hình dạng như đường hầm và bên trong có cấu trúc dạng hạt do hiện tượng viêm mạn tính gây ra.

Bệnh lý này là hệ quả do áp xe hậu môn không được điều trị kịp thời khiến ổ mủ bị vỡ và tạo thành đường rò ở bên trong niêm mạc.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Dấu hiệu của bệnh mạch lươn (rò hậu môn)

Triệu chứng của bệnh mạch lươn khá đặc trưng, bao gồm biểu hiện thực thể và các triệu chứng cơ năng.

Lỗ rò ở hậu môn có thể gây đau nhức, khó chịu và chảy mủ/ dịch

Dấu hiệu nhận biết bệnh mạch lươn:

- Vùng hậu môn bị loét và rỉ dịch/ mủ

- Thân nhiệt tăng

- Vùng hậu môn sưng nóng

- Đau đớn khi ngồi hoặc đại tiện

- Có máu/ mủ lẫn trong phân

- Hậu môn xuất hiện các đường ngoằn ngoèo

Bệnh mạch lươn có nguy hiểm không?

Bệnh mạch lươn thường không ảnh hưởng đến tính mạng, tuy nhiên triệu chứng của bệnh có thể gây khó khăn khi đại tiện, ngồi, nằm hay quan hệ tình dục. Hơn nữa, triệu chứng đau rát và chảy dịch thường xuyên ở hậu môn còn gây ra cảm giác bứt rứt, khó chịu, khiến bạn dễ mất ngủ và thiếu tập trung khi làm việc.

Bệnh mạch lươn kéo dài có thể gây khó chịu, bứt rứt, mệt mỏi, chán ăn và suy nhược cơ thể.

Ngoài ra, bệnh có thể gây một số biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời:

- Nhiễm trùng lan sang tầng sinh môn

- Nhiễm trùng huyết (có nguy cơ tử vong cao)

- Tăng nguy cơ ung thư

Cách chữa bệnh mạch lươn bằng Đông y

Theo Đông y, bệnh mạch lươn (giang lậu) là do uất kết ở giang môn mà thành. Đông y chia bệnh theo bệnh sinh và bệnh nguyên, bao gồm các thể sau:

- Thể khí huyết lưỡng hư

- Thể thấp nhiệt

- Thể thấp nhiệt đại trường

- Thể khí huyết đều hư

- Thể âm hư

- Thể trung khí bất túc

- Thể âm hư nội nhiệt

Với bệnh lý này, Đông y điều trị bằng cách kết hợp các bài thuốc uống và bài thuốc dùng ngoài.

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/bai-thuoc-nam-gia-truyen-chua-benh-mach-luon-hieu-qua-n181469.html