Bài học quy hoạch tại Athens: Không phải tất cả đều để bán

Sự bùng nổ du lịch tại thủ đô Hy Lạp đang dẫn đến thực trạng xây dựng vô tổ chức giữa bối cảnh khủng hoảng kinh tế.

Cận cảnh một khách sạn mới được xây dựng đang che khuất tầm nhìn của thành cổ Acropolis.

Cận cảnh một khách sạn mới được xây dựng đang che khuất tầm nhìn của thành cổ Acropolis.

Một khách sạn 10 tầng tại số 5, Falirou ở Athens được lên kế hoạch xuất hiện đầy nổi bật với mặt tiền ốp gỗ, tạo nên nét hiện đại cho khu vực Makriyanni nổi tiếng ngay dưới thành cổ Acropolis.

Tuy nhiên, người dân địa phương trở nên lo lắng hơn bao giờ hết khi chứng kiến tòa nhà cao dần lên trong mùa đông. Tính đến tháng 2/2019, khi khách sạn này đạt tới độ cao 31,5m, nó trở thành tòa nhà cao nhất trong khu phố và bắt đầu cản trở tầm nhìn tới Đền Parthenon và những tượng đài có niên đại 5000 TCN.

Irini Frezadou - một kiến trúc sư và nhà quy hoạch đô thị được đào tạo tại Thụy Sĩ cho biết, luật quy hoạch đô thị lỏng lẻo của Hy Lạp góp một phần lớn vào sai lầm này, khi bà khẳng định việc xây dựng những công trình có kích thước khổng lồ như vậy không bao giờ được phê duyệt bởi Hội đồng khảo cổ học T.Ư.

Các "trận chiến" như đang được hình thành trên bầu trời trung tâm TP lịch sử Athens, từ các mái nhà của người dân địa phương được mạ kẽm cho đến các tòa cao tầng được xây dựng trong phạm vi chỉ vài mét quanh kiệt tác Periclean - một trong những di sản hàng đầu thế giới.

Bà Frezadou đang dẫn đầu một chiến dịch nhằm ngăn chặn việc xây dựng một cách vô tổ chức các tòa nhà cao tầng, hiện đã thu thập được tới 25.000 chữ ký. "Rõ ràng, những gì khẩn cấp với sự bền vững của Athens lúc này chính là các quy tắc xây dựng và quy hoạch đô thị mới", nữ kiến trúc sư nhấn mạnh.

Thực tế, thủ đô Athens đang trong tầm ngắm cho một sự bùng nổ du lịch chưa từng có. Tính riêng Makriyanni, khu vực lân cận phía Nam Acland, là nơi dự kiến thu hút hơn 5 triệu du khách trong năm nay - gần một nửa dân số nước này. Tuy nhiên, lợi nhuận cũng đòi hỏi những khoản phí đầu tư không nhỏ, trong khi các nhà đầu tư quốc tế đang tận dụng các quy định xây dựng gây tranh cãi để được thông qua đối với các tòa nhà ngày càng cao lớn hơn.

Trăng mọc trên Đền Parthenon cổ đại ở Athens.

"Chúng tôi không nắm lấy cơ hội bằng mọi giá", ông Andreas Papapetropoulos - luật sư đại diện cho các nhà vận động cho thấy quan điểm đối với xu hướng xây dựng phục vụ du lịch tại Athens, "chúng tôi nhận ra Athens có nhu cầu tích cực về khách sạn, tuy nhiên không phải trả giá bằng tượng đài vĩ đại nhất của chúng tôi. Chúng tôi sẽ vận động để tòa nhà trên đường Falirou không bị phá hủy nhưng chắc chắn sẽ phải giảm chiều cao".

Dưới áp lực của dư luận, chính quyền Athens mới đây đã tuyên bố rằng các giấy phép xây dựng mới trong vùng đệm khảo cổ xung quanh thành cổ Acropolis sẽ tạm thời bị đình chỉ. Cam kết thành lập một ủy ban để xem xét luật quy hoạch trong khu vực, lãnh đạo TP nói rằng giấy phép cho các tòa nhà cao hơn 17,5m sẽ bị cấm trong năm tới.

Nhấn mạnh về quyền được tiếp cận di tích của mọi người, Bộ trưởng Văn hóa Hy Lạp, Myrsini Zorba, thừa nhận các phản ứng của người dân cần được ghi nhận, nhưng cũng thừa nhận họ đang bị ràng buộc và cản trở bởi luật pháp cho phép các tòa nhà cao như thế.

"Một nhà khảo cổ học, chúng tôi được kêu gọi làm việc trên mặt đất chứ không phải ở trên không", ông Zorba nói, "đây là luật được thông qua bởi Bộ Môi trường".

Theo The Guardian, các nhà bảo tồn trên khắp châu Âu cũng đang theo dõi chặt chẽ và khẳng định họ sẽ buộc chính phủ Hy Lạp phải xem xét lại, nhằm thể hiện một tuyên ngôn rõ ràng tới chính quyền các quốc gia châu Âu nói chung rằng: Không phải tất cả mọi thứ đều là để bán.

Hương Thảo (Theo The Guardian)

Nguồn KTĐT: http://kinhtedothi.vn/bai-hoc-quy-hoach-tai-athens-khong-phai-tat-ca-deu-de-ban-338141.html