Bài 9: Về vụ Bicico: Thanh tra Bộ Công thương 'phớt lờ' đề nghị của Bộ Công an

KTNT- Như Báo Kinh tế nông thôn đã phản ánh, liên quan đến vụ việc lãnh đạo Công ty Bicico chỉ đạo bán 'trộm' nguyên liệu dư của đối tác là Công ty Unilever Việt Nam, mới đây, Bộ Công an có văn bản đề nghị Bộ Công thương thanh tra và báo cáo vụ việc nhưng Thanh tra Bộ Công thương lại 'thoái thác' một cách khó hiểu.

BÀI LIÊN QUAN:

>> Bài 1: Ai chỉ đạo Bicico bán trộm nguyên liệu của Unilever?
>> Bài 2: Nhiều uẩn khúc trong việc cách chức một giám đốc
>> Bài 3: Thêm bằng chứng vụ “Bicico bán trộm nguyên liệu của Unilever”>> Bài 4: Unilever Việt Nam sẽ phối hợp với cơ quan điều tra để xử lý vi phạm
>> Bài 5: Bộ Công Thương chỉ đạo làm rõ việc Bicico bán trộm nguyên liệu của Unilever
>> Bài 6: Bộ Công an đề nghị Bộ Công thương thanh tra vụ “bán trộm nguyên liệu tại Bicico”
>> Bài 7: Bộ Công thương sẽ “tăng tốc” xử lý vụ bán nguyên liệu tại Bicico
>> Bài 8: Vụ bán “trộm” nguyên liệu tại Bicico: Tiết lộ “động trời” của “người trong cuộc”!

Trước đó, ngày 03/5/2013, Bộ Công an đã ra Công văn 187/C44 gửi Bộ Công Thương do Phó Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an Đại tá Lê Đình Nhường kí đề nghị Bộ Công Thương có biện pháp chỉ đạo, giải quyết triệt để làm rõ những sai phạm tại Công ty Bicico và thấy có dấu hiệu phạm tội thì chuyển cơ quan điều tra vào cuộc. Trong công văn có nêu rõ:

“Đối với việc phản ánh nêu trên căn cứ Luật Thanh tra năm 2010, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị Bộ Công thương chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền tiến hành thanh tra, kết luận và có thông báo kết quả cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an. Nếu có dấu hiệu tội phạm thì chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.”

Ngày 03/5/2013, Bộ Công an đã ra Công văn 187/C44 gửi Bộ Công Thương
do Phó Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an Đại tá Lê Đình Nhường
kí đề nghị Bộ Công Thương có biện pháp chỉ đạo, giải quyết triệt để làm rõ
những sai phạm tại Công ty Bicico và thấy có dấu hiệu phạm tội thì chuyển
cơ quan điều tra vào cuộc.

Tuy nhiên, trái ngược với đề nghị của Bộ Công an, ngày 13/5/2013, Chánh Thanh tra Bộ Công thương Nguyễn Đức Thịnh lại ký Công văn số 4114/BCT-TTB gửi Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Trong đó, Công văn này khẳng định:

Căn cứ Điều 17, Luật Tố cáo 2011, Bộ Công thương chuyển nội dung phản ánh trên về Tập đoàn Hóa chất Việt Nam xem xét, xử lý và báo cáo kết quả xử lý về Báo Kinh tế nông thôn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an theo yêu cầu và về Bộ Công thương.

Như vậy, sau một vòng đề nghị thanh tra của nhiều cơ quan, Thanh tra Bộ Công thương lại “đá bóng” trách nhiệm về cho Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Sau đó, Tập đoàn Hóa chất lại “đá” về cho Ban Kiểm soát Công ty Bicico… Tuy sự thật về tham ô tài sản, gian lận trong thương mại đã được phơi bày, nhưng với cách xử lý “có vấn đề” của Thanh tra Bộ Công thương đang làm cho nhiều người nghi ngờ rằng có sự bao che cho sai phạm.

Theo Luật sư Vi Văn A, Trưởng Văn phòng Luật sư số 07 (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội): Theo Khoản 2, Điều 19 của Luật Thanh tra 2010, Chánh Thanh tra Bộ có thẩm quyền: a, Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về quyết định của mình; b, Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng giao; c) Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ tiến hành thanh tra trong phạm vi quản lý của cơ quan đó khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về quyết định của mình…

Tuy nhiên, trái ngược với đề nghị của Bộ Công an, ngày 13/5/2013,
Chánh Thanh tra Bộ Công thương Nguyễn Đức Thịnh lại ký Công văn
số 4114/BCT-TTB đề nghị Tập đoàn Hóa chất Việt Nam báo cáo.

Ngoài ra, theo Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-KSNDTC-TTrCP-BCA-BQP ngày 23 tháng 5 năm 2006 về quan hệ phối hợp trong việc phát hiện điều tra xử lý các vụ có dấu hiệu tội phạm do cơ quan thanh tra kiến nghị khởi tố thì: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, nếu Cơ quan thanh tra phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm, thì trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày phát hiện dấu hiệu tội phạm, Cơ quan thanh tra phải chuyển hồ sơ vụ việc đó và bản kiến nghị khởi tố đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền để xem xét khởi tố vụ án hình sự, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Nếu vụ việc có dấu hiệu tội phạm xảy ra ở … đơn vị thuộc quyền quản lý của cấp bộ hoặc Chính phủ thì chuyển hồ sơ kiến nghị khởi tố cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an. Như vậy, đề nghị của Bộ Công an là đúng pháp luật. Nếu cứ theo cách "chuyển đơn" của Thanh tra Bộ Công Thương thì sự việc sẽ không bao giờ được làm rõ./.

Nhóm PVĐT

KTNT

Nguồn KTNT: https://kinhtenongthon.vn/bai-9-ve-vu-bicico-thanh-tra-bo-cong-thuong-%E2%80%9Cphot-lo%E2%80%9D-de-nghi-cua-bo-cong-an-post14639.html