Bài 3: Sử dụng hiệu quả lợi thế người đi sau

Năm 2016, theo tổ chức iResearch, thị trường thanh toán điện tử nói chung ở Trung Quốc đã đạt 9.000 tỷ USD (Biểu đồ 2) và con số này năm 2021, dự kiến sẽ đạt gần 44.000 tỷ USD, lớn hơn rất nhiều so với thị trường thanh toán điện tử Mỹ. Đồng thời vào lúc đó, theo dự đoán của Cơ quan nghiên cứu thị trường CLSA, các tài sản quản lý qua mạng và vay trực tuyến sẽ tăng gấp 3 lên 979 tỷ USD và 511 tỷ USD tương ứng.

Thị trường thanh toán điện tử nói chung ở Trung Quốc đã đạt 9.000 tỷ USD.

Thị trường thanh toán điện tử nói chung ở Trung Quốc đã đạt 9.000 tỷ USD.

Phải nói rằng người Trung Quốc rất khôn ngoan trong việc biến những hoàn cảnh đặc trưng, những yếu tố “chậm tiến” của mình thành ưu thế tạo đột phá, sử dụng tối đa lợi thế của người đi sau. Ở Trung Quốc thẻ tín dụng được sử dụng muộn và mức độ phổ biến rất thấp. Năm 2014 mới khoảng 41% dân số đô thị và 16% dân số nói chung dùng thẻ nhớ (ở Mỹ con số này là 77%), là một trong những lý do chính, dẫn đến việc thanh toán di động ở Trung Quốc dễ dàng được chấp nhận và nhanh chóng phổ biến, cũng giống như trường hợp mobile phone trước đây.

Theo tổ chức iResearch, thị trường thanh toán điện tử nói chung ở Trung Quốc đã đạt 9.000 tỷ USD và con số này năm 2021, dự kiến sẽ đạt gần 44.000 tỷ USD.

Nền tảng của hệ thống thanh toán di động ở Trung Quốc, thứ nhất là số người dùng smartphone khổng lồ (năm 2016 xấp xỉ 470 triệu) và thứ hai, chính là sự phổ biến “ở đâu cũng có” của mã QR. Việc dễ dàng quét mã để chuyển tiền đến một siêu thị, nhà hàng hoặc một cửa hàng tạp hóa trên đường phố nhỏ nhất, hay một người đẩy xe bán hàng làm cho việc sử dụng các hệ thống thanh toán di động trở nên dễ dàng hơn. Thậm chí người ăn xin cũng thích nhận bố thí qua di động hơn tiền mặt và có QR code của riêng mình. Nhìn chung hiện nay ở Trung Quốc việc sử sụng tiền mặt ngày càng hạn chế.

Năm 2016, theo tổ chức iResearch, thị trường thanh toán điện tử nói chung ở Trung Quốc đã đạt 9.000 tỷ USD và con số này năm 2021, dự kiến sẽ đạt gần 44.000 tỷ USD, lớn hơn rất nhiều so với thị trường thanh toán điện tử Mỹ. Đồng thời vào lúc đó, theo dự đoán của Cơ quan nghiên cứu thị trường CLSA, các tài sản quản lý qua mạng và vay trực tuyến sẽ tăng gấp 3 lên 979 tỷ USD và 511 tỷ USD tương ứng.

Ở Trung Quốc số người dùng smartphone khổng lồ (năm 2016 xấp xỉ 470 triệu

Như vậy, từ khi Alibaba cho ra mắt hệ thống thanh toán trung gian Alipay (copy của PayPal Mỹ), hấp dẫn người sử dụng vì tiền thanh toán được giữ cho đến khi người bán giao hàng. Năm 2013, Alipay vượt PayPal trở thành nền tảng thanh toán di động lớn nhất thế giới. Và sau 10 năm đến cuối 2017, Alipay đã có 520 triệu người sử dụng. Ứng dụng thanh toán điện tử của Alibaba được liên kết với Quỹ thị trường tài chính Yu'e Bao (lãi suất hấp dẫn 4% trở lên cho người gửi). Đây là Quỹ thị trường tài chính lớn nhất thế giới với 217 tỷ USD tiền gửi tính đến 06/2017.

Tencent khởi sự chậm hơn Alibaba đôi chút, với hệ thống thanh toán điện tử qua ứng dụng nhắn tin phổ biến WeChat, và hiện nay hệ thống này đã có hơn 963 triệu người dùng. Trong dịch vụ thanh toán điện tử, Alibaba và Tencent không chỉ hưởng lợi trực tiếp từ phí giao dịch (thường là 0,6%), mà chủ yếu hưởng lợi từ khối lượng dữ liệu khổng lồ thu thập được từ người dùng. Các ứng dụng bao giờ cũng là nơi để các thương hiệu quảng cáo sản phẩm.

Một trường hợp tiêu biểu về sử dụng hiệu quả các yếu tố tâm lý đặc thù của người Trung Quốc khác, đó là dịch vụ giao đồ ăn, mà dẫn đầu thị trường là Ele.me. Người Trung Quốc đa nghi luôn muốn kiểm soát mọi thứ, do đó, các dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến luôn liên tục cố gắng cải thiện khả năng theo dõi của khách hàng. Nhờ vậy, các dịch vụ loại này của Trung Quốc tiến bộ hoàn thiện hơn nhiều so với những dịch vụ tương tự của Mỹ.

Thậm chí người ăn xin cũng thích nhận bố thí qua di động hơn tiền mặt và có QR code của riêng mình.

Tóm lại, rõ ràng ưu thế của hệ thống thanh toán điện tử Trung Quốc là ở chỗ, nó hội tụ đủ các yếu tố thuận lợi đặc trưng của Trung Quốc, hàng đầu là việc dễ dàng luân chuyển tài chính giữa các hệ thống thanh toán khác nhau. Điều ít có ở các nước khác.

Một yếu tố khác (không phải nước nào cũng có), hiện đang đóng vai trò thuận lợi chủ yếu trong việc triển khai sáng tạo và hiệu quả các dịch vụ O2O mới, là chi phí lao động ở Trung Quốc hiện vẫn còn tương đối thấp. Điều này cho phép giảm thiểu chi phí giao hàng, cơ sở của hầu hết các mô hình O2O ở Trung Quốc hiện nay, và giúp hệ thống thanh toán di động và O2O ở Trung Quốc đã đạt đến một quy mô chưa từng có tiền lệ, và không dễ “với tới” đối với phần lớn thế giới còn lại.

Trong toàn bộ lịch sử nhân loại, đặc biệt là trong thế kỷ 20, thực tế cuộc sống cho thấy đi sau là một lợi thế khách quan rõ ràng, nhưng là một lợi thế không hề hiển nhiên. Vì vậy, rất tiếc không phải quốc gia dân tộc nào cũng sử dụng được lợi thế này.

Về những trường hợp nổi bật biết sử dụng lợi thế này ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, có thể kể đến Mỹ (cuối thế kỷ 19, đầu 20), Đức, Nhật (sau 1945), Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore (những năm 1960-1980). Những quốc gia này đều có một giai đoạn phát triển kinh tế nhảy vọt vào thời điểm chuyển giao các cuộc cách mạng công nghiệp của nhân loại dựa trên việc ứng dụng rộng rãi, phát triển khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ mạnh mẽ.

Có thể nhận thấy một điểm chung của các quốc gia này là ở giai đoạn phát triển tăng tốc họ đều có một chiến lược cốt lõi. Hoặc trong việc lựa chọn lĩnh vực ngành nghề mũi nhọn (Mỹ: auto và chế tạo máy, Đức: auto và chế tạo máy, Nhật: auto, điện tử và robot, Đài Loan: dệt may, kỹ thuật điện và điện tử, Hàn Quốc: quần áo may sắn, auto và điện tử, Singapore: dịch vụ và tài chính), hoặc trong tổ chức sản xuất (Mỹ: dây chuyền sản xuất tự động hóa).

Đi sau, nhiều khi lại là một lợi thế. Chỉ có điều có nắm bắt được lợi thế ây hay không mà thôi.

Trần Công Tâm

Nguồn VietTimes: http://viettimes.vn/bai-3-su-dung-hieu-qua-loi-the-nguoi-di-sau-311795.html