Bài 1: Những hy sinh thầm lặng

LTS: Nói Tây Bắc là người ta nghĩ ngay đến một miền đồi núi điệp trùng, đầy gian khó. Nhưng ngày ngày trên những rẻo núi cao, thung sâu ấy, vẫn có một đội ngũ thầy, cô giáo miệt mài gắn bó với công việc 'gieo chữ', góp phần ươm những mầm xanh cho đất nước. Trong hành trình lên với vùng cao Tây Bắc mới đây, nhóm phóng viên Báo Quân đội nhân dân thêm hiểu những tấm lòng cao cả của thầy, cô giáo ở một trong những miền xa xôi, gian khổ nhất nước ta.

Phải nói luôn rằng khi tốt nghiệp các trường sư phạm, nhiều thầy, cô giáo xung phong lên vùng cao chỉ với mong muốn có công viê%3ḅc ổn định, phù hợp với ngành nghề được đào tạo. Tuy nhiên, quá trình công tác, bằng sự đồng cảm, lòng yêu nghề, họ thực sự trở thành những “chiến sĩ văn hóa” đem ánh sáng tri thức tới vùng cao.

Còn thầy, còn trò là còn lớp

Đoàn công tác của chúng tôi có 5 người. Sở dĩ đi nhiều vậy là bởi chúng tôi có tham vọng chia lẻ đội hình để đến với nhiều điểm trường hơn. Mục đích chính của chuyến công tác này là ghi nhận thực tế đời sống giáo viên vùng cao, ngoài ra còn nhằm khảo sát những điểm trường khó khăn nhất để phối hợp với các nhà tài trợ xây tặng lớp học, tặng áo quần, sách vở cho học sinh. Việc này thực tế nhiều năm qua Báo Quân đội nhân dân đã làm và làm có hiệu quả. Trước chuyến đi này, đại diê%3ḅn Chi đoàn cơ sở Báo Quân đô%3bị nhân dân cùng nhà tài trợ và chính quyền địa phương đã khánh thành một phòng học mới xây ở điểm Trường Mầm non thuô%3ḅc bản Nùng Tạo (xã Huổi Mí, huyê%3ḅn Mường Chà, tỉnh Điê%3ḅn Biên). Tình cảm của các thầy, cô giáo nơi điểm trường heo hút này càng giúp chúng tôi có thêm động lực trên hành trình tới thăm giáo viên vùng cao.

Khí thế hừng hực là vậy song chúng tôi cũng phải “nằm nghỉ” ở Bộ CHQS tỉnh Sơn La một đêm, đến sáng hôm sau mới vào được thực địa. Lý do, địa hình bị chia cắt do trận lũ quét đầu tháng 8 vừa qua. Ở Sơn La có điểm trường tiểu học của xã Nặm Păm bị tàn phá nặng nề nhất. Đứng trước khung cảnh hoang tàn, chúng tôi cảm thấy trái tim quặn thắt. Những tảng đá lớn quét dọc vùng lũ, nằm lổn nhổn dưới lòng sâu hai bên con đường công vụ mới đắp còn ngổn ngang đất đá. Thầy Phạm Văn Chính, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyê%3ḅn Mường La bồi hồi kể: “Con đường công vụ này vừa được làm sau trận lũ quét. Con đường chính trước kia nằm men bờ suối, nhưng cũng rất khó đi. Dù từ thị trấn đến trường chỉ hơn chục cây số, nhưng khoảng cách ấy cũng phải đổi bằng gần một giờ đồng hồ vừa đi xe, vừa dắt bô%3ḅ”.

Học sinh Trường Tiểu học Nặm Păm (huyện Mường La, tỉnh Sơn La) đến trường trên con đường mới làm.

Gần trưa, xe của đoàn công tác mới đến nơi. Cô Trần Thị Thúy, Hiê%3bụ trưởng Trường Tiểu học Nặm Păm (huyện Mường La, tỉnh Sơn La) đón đoàn bằng dòng nước mắt nóng hổi lăn dài trên gò má. Chỉ còn chưa đầy một năm nữa, cô Thúy sẽ về nghỉ hưu. Gần 30 năm cống hiến cho giáo dục, cô Thúy gắn bó với Mường La. Dấu chân của cô in hằn trên nhiều vùng đất “mây mù gió núi”, “nước độc rừng thiêng”. Cô Thúy là người Nam Định, công tác ở Nặm Păm đến nay vừa tròn 29 năm, 6 tháng. Gia đình của cô cũng đã “hợp lý hóa” khi chồng từ quê lên cùng cô xây dựng kinh tế mới vùng cao.

Vào thời điểm diễn ra trận lũ quét, gia đình cô Thúy và nhiều giáo viên đứng bên mép suối đau đớn nhìn 15 phòng học ở điểm trường trung tâm từ từ bị dòng lũ cuốn trôi. Đến 5 giờ sáng, nét thảng thốt vẫn hằn in trên gương mặt mọi người. Dường như, họ vẫn chưa hiểu được điều gì đã xảy ra. Trong nỗi đau lũ quét mất trường, nhưng vẫn còn một niềm an ủi nhỏ: Toàn bộ học sinh và giáo viên đều an toàn. Còn thầy cô, còn học sinh nghĩa là còn trường. Cái điều giản dị đến hiển nhiên ấy chắc chỉ có những giáo viên vùng cao mới thấm thía đủ đầy, ngành ngọn.

Kinh nghiệm nhiều chuyến đi thực tế trước đó cho chúng tôi biết rằng, việc bão lũ thiên tai hủy hoại cơ sở vật chất, trong đó có trường, lớp diễn ra thường xuyên. Và bao lần những người giáo viên đã phải gây trường, dựng lớp lại từ đầu. Nhà giáo ở vùng cao đã tự nhận họ quen với nhiều số không: Không lớp, không nhà công vụ, thậm chí không cả học sinh! Nhưng bằng sự tâm huyết, trách nhiệm với nghề và tình yêu học trò, trường lại mọc lên và rộn tiếng trẻ vui cười.

Nhìn ánh mắt cương nghị của cô Thúy, chúng tôi biết cô và các đồng nghiệp sẽ quyết tâm dựng lại mái trường dù phía trước khó khăn còn trùng điệp như núi rừng Tây Bắc.

Quê hương mới

Ngược lòng hồ thủy điện Sơn La lên tới đất Lai Châu rồi tá túc ở Bộ CHQS tỉnh một đêm, sáng hôm sau chúng tôi vượt núi, lên đến điểm cao gần 1.500m và dừng chân ở điểm Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) THCS Nậm Cha (xã Nậm Cha, huyện Sìn Hồ). Ở đây, các cô giáo, thầy giáo cũng có những hy sinh thầm lặng mà chúng tôi gọi là “chiến sĩ vượt khó”.

Cô giáo Lò Thị Cương, Trường Tiểu học Chiềng Hoa A (huyện Mường La, tỉnh Sơn La) nắn từng nét chữ cho các em học sinh.

Cô Tẩn U Mẩy, Phó hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Nậm Cha, là một trong hai giáo viên người địa phương của trường. Cô kể rằng, nếu không có các giáo viên miền xuôi quyết tâm xa quê lên xây dựng quê hương mới thì trường cũng chẳng biết xoay xở ra sao. Nậm Cha thời cô Mẩy phần lớn là rừng già. Người dân có câu nói “đi bảy ngày không thấy mặt trời”. Ít người, xa dân, đường vận tải gần như không có, tất cả hàng hóa nằm trên vai con người. Những chàng trai, cô gái miền xuôi quen với đồng bằng lên đây bám trụ được đã là một kỳ tích. Nhưng hơn thế, họ đã kiên cường vượt qua khó khăn, xây dựng quê hương mới ngày một tươi sáng.

Ở Trường PTDTBT THCS Nậm Cha có nhiều thầy, cô giáo đã trở thành “dân bản” như thầy Ý, thầy Long, cô Tình, cô Trang… Có người phải nén nỗi đau mất mát người thân, nhớ thương quê nhà để bám trường, bám lớp, bám học sinh. Những hy sinh đó thật thầm lặng, không mấy khi được các thầy cô chia sẻ.

Cô Phạm Thị Tình, sinh năm 1987, quê ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Năm 2006, sau khi tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non Thái Bình, cô được nhận công tác ở Nậm Cha. Thời điểm đó, đường đến đây phải đi từ thị trấn Sìn Hồ chừng 60km, bị chia cắt bởi nhiều vực sâu, đèo cao. Bố dùng xe máy đèo cô vào trường. Vào đến sân trường thì ông bật khóc, nói: “Thôi, về quê làm công nhân cũng được chứ ở đây thì đến chết có khi cũng chẳng thấy mặt con”. Cô Tình thưa, xin bố cho con ở lại một năm, nếu không “hợp đất” sẽ về. Bố cô lại dùng xe máy quay về thị trấn mua 50kg gạo mang vào cho con “làm vốn”. Rồi bố con chia tay nhau từ đấy. Cô Tình bùi ngùi tâm sự: “Thời đó phương tiện liên lạc của cả xã chỉ có một chiếc máy điện thoại để bàn, tiền lương thấp không đủ về thăm quê. Bố em bất ngờ qua đời sau một cơn đột quỵ. Thế mà... em cũng không thể về để nhìn mặt ông lần cuối”.

Nỗi đau đó, cô nén để trong lòng, dặn lòng chớ phụ công bố mà gắn bó với Nậm Cha. Mới đó mà đã 11 năm xa quê, đến giờ cô đã xây dựng gia đình, có một mái nhà xinh xắn và hai đứa con kháu khỉnh. Nậm Cha thật sự đã trở nên gắn bó thành quê hương mới.

Có rất nhiều câu chuyện thầy, cô giáo miền xuôi lên “hòa mình” với vùng cao như thế. Bắt đầu từ những bỡ ngỡ, lo lắng đến tình cảm trách nhiệm và rồi là tình yêu, họ đến với dân dựng lên nhiều mái ấm. Một cách rất tự nhiên, bản làng là quê hương thứ hai của họ. Xa rời quê hương, người thân, cha mẹ; vượt qua gian khó về vật chất, thiếu thốn đời sống tinh thần..., bằng nhiệt huyết tuổi trẻ, họ đã vượt lên tất cả. Đó chính là những hy sinh thầm lặng cho sự nghiệp giáo dục vùng cao.

(còn nữa)

Bài và ảnh: NAM THẮNG - ĐÔNG HÀ - DUY VĂN

Nguồn QĐND: http://www.qdnd.vn/van-hoa-giao-duc/giao-duc/bai-1-nhung-hy-sinh-tham-lang-524067