Bác sĩ khoa Nhi chia sẻ cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những lời chia sẻ của các chuyên gia về cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ khá thường gặp, có thể gây cản trở sự phát triển toàn diện ở trẻ nhỏ. Hi vọng những kiến thức căn bản dưới giúp cha mẹ phát hiện sớm và xử lý đúng đắn khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, giúp con khỏe mạnh, thông minh hơn.

Chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ ảnh hưởng như thế nào ?

Các chuyên gia cho rằng, rối loạn tiêu hóa là sự thay đổi hoặc xuất hiện triệu chứng ở đường tiêu hóa. Những hiện tượng, như: ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, nôn, buồn nôn, đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón, đau bụng âm ỉ hoặc đau từng cơn... là những biểu hiện cơ bản của rối loạn tiêu hóa. Chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp trong một số bênh lý đường tiêu hóa hoặc bệnh lý ngoài đường tiêu hóa. Đặc biệt chứng rối loạn tiêu hóa rất phổ biến ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển toàn diện của bé.

Chai sẻ trên SKĐS, PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy _Trưởng bộ môn Nhi trường Đại học Y Hà Nội Phó trưởng khoa miễn dịch dị ứng Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: "Rối loạn tiêu hóa liên quan đến nhiều chế độ ăn uống, và trẻ em người lớn nó cũng có biểu hiện khá giống nhau: Đầy hơi, lúc thì đi ngoài phân sống, không phải hoàn toàn táo bón, không phải hoàn toàn tiêu chảy mà các biểu hiện xen kẽ".

Rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe lâu dài của trẻ. Với trẻ thường xuyên có biểu hiện bất thường tại đường tiêu hóa, khả năng hấp thu và cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể bị ảnh hưởng và diễn tiến lâu dài dẫn đến suy dinh dưỡng.

Tiêu hóa kém khiến trẻ nhỏ bị hạn chế khả năng hấp thu các dưỡng chất quan trọng như DHA, ARA… từ đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí não toàn diện, chiều cao thể lực của bé sau này.

Ngoài ra, rối loạn tiêu hóa làm giảm tỷ lệ lợi khuẩn có trong đường ruột, giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch tạo cơ hội cho một số vi khuẩn nguy hiểm xâm nhập và phát triển trong cơ thể trẻ gây ra các bệnh nguy hiểm như tả, lỵ, viêm đại tràng mạn tính…

Chăm sóc trẻ bị chứng rối loạn tiêu hóa

Cần cho trẻ ăn đủ các chất dinh dưỡng và đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn.

Cần bổ sung vitamin, khoáng chất, acid amin cần thiết. Các loại vitamin thường có nhiều trong các loại rau, củ, quả và ngũ cốc. Còn acid amin rất dồi dào từ nguồn thực phẩm hàng ngày như: thịt gà, thịt heo, hải sản tươi sống, trứng… Đặc biệt đối với trẻ suy dinh dưỡng, 3 khoáng chất cần bổ sung nhất là canxi – cần cho sự phát triển của xương, răng, tóc; sắt – bổ sung cho sự phát triển của cơ quan tạo máu, kẽm – phát triển hệ miễn dịch đường ruột, tăng đề kháng cho trẻ nhỏ.

Đối với trẻ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến táo bón lâu ngày, điều kiện tiên quyết là cha mẹ cần trị dứt điểm chứng táo bón cho con, tránh để lâu khiến trẻ mệt mỏi, cáu gắt, chậm lớn, thậm chí bị trĩ, sa trực tràng.

Ngoài chế độ ăn nhiều rau củ quả, uống nước, cha mẹ có thể cho con dùng thêm các loại thảo dược thanh mát, nhuận tràng, chống táo bón như Diếp cá, Rau má, Khoai lang… Ion magie cũng làm tăng nhu động đường ruột, giúp trẻ dễ đại tiện hơn. Hiện nay sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe để trị táo bón cho trẻ cũng là một trong những ưu tiên của nhiều bậc cha mẹ vì tính an toàn, tiện dụng và hiệu quả. Điển hình Diếp cá vương Gold được coi là giải pháp hữu hiệu giúp giảm nhanh chứng táo bón kéo dài, giúp tăng cường chức năng hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Sản phẩm được phần lớn bậc phụ huynh đánh giá cao và an tâm sử dụng.

Vì vậy để con không mắc rối loạn tiêu hóa, các chuyên gia khuyến cáo cần cho trẻ ăn hợp lý cụ thể ở giai đoạn đầu cần cho trẻ bú mẹ 6 tháng đầu hoàn toàn sữa mẹ, đến giai đoạn trẻ ăn dặm cần bổ sung thịt, rau quả, dầu mỡ… theo khuyến cáo của Viện Dinh Dưỡng.

Thứ 2 cần giữ nguyên tắc ăn chín uống sôi, vệ sinh tay hằng ngày để tránh nhiễm khuẩn. Tránh hàng quán, thực phẩm không an toàn về chất lượng cũng như tiêu chuẩn vệ sinh…Ngoài ra, không nên cho trẻ ăn uống các thực phẩm ăn nhanh.

Các bậc phụ huynh, cần theo dõi tiến triển của trẻ nếu trẻ không hấp thu tốt, có biểu hiện còi cọc, chậm lớn hoặc biểu hiện bất thường thì cần khám y tế để các bác sĩ được đánh giá cụ thể, khi đó có thể tìm ra bệnh lý tiềm tàng… hoặc bổ sung vi chất, bổ sung men tiêu hóa, vi sinh cho hợp lý.

Cách đề phòng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong giai đoạn 6 tháng đầu đời.
Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, giàu năng lượng, đảm bảo vệ sinh.
Rửa tay bằng xà phòng trước khi chăm sóc trẻ.
Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ.
Theo dõi và khám sức khỏe định kỳ cho trẻ để trẻ phát triển tốt.
Trẻ phải được sử dụng các loại thực phẩm tươi sống hợp vệ sinh, và hợp với từng giai đoạn phát triển./.

Trúc Chi t/h

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/chuyen-gia-chia-se-cach-cham-soc-cho-tre-bi-roi-loan-tieu-hoa-524429.htm