Ba tàu ngầm Seawolf hợp lực, đe dọa tàu sân bay Trung Quốc

Lần đầu tiên, ba chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Seawolf của Mỹ xuất kích cùng lúc tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Theo truyền thông Mỹ, đội hình hợp lực như vậy, thừa sức đánh chìm tàu sân bay của Trung Quốc.

Theo tờ Forbes, vào tháng 7 vừa qua, Hải quân Mỹ đã triển khai cùng lúc 3 tàu ngầm hạt nhân tấn công mạnh nhất lớp Seawolf (Sói biển), tại cùng một vùng biển tại Tây Thái Bình Dương.

Theo tờ Forbes, vào tháng 7 vừa qua, Hải quân Mỹ đã triển khai cùng lúc 3 tàu ngầm hạt nhân tấn công mạnh nhất lớp Seawolf (Sói biển), tại cùng một vùng biển tại Tây Thái Bình Dương.

Hiện nay tất cả số tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Seawolf (3/3 chiếc), đều được Hải quân Mỹ bố trí hoạt động trên khu vực Thái Bình Dương, nhằm đối phó với đối thủ lớn nhất của Hải quân Mỹ là Trung Quốc; đối thủ hiện đang nhanh chóng phát triển sức mạnh hải quân.

Ba tàu ngầm hạt nhân mang tên Sea Wolf, Connecticut và Jimmy Carter đều khởi hành từ Bremerton, bang Washington trên Bờ Tây của nước Mỹ. Việc cả ba tàu ngầm hạt nhân được điều động để hoạt động cùng nhau, có tác động rất lớn đến chiến lược của Hải quân Mỹ.

Dù tàu ngầm lớp Seawolf được thiết kế và sản xuất từ những năm 1990, nó vẫn có trọng tải lớn nhất, tốc độ nhanh nhất và số lượng vũ khí trang bị lớn nhất, trong tổng số khoảng 50 tàu ngầm hạt nhân tấn công của Hải quân Mỹ hiện nay.

Lớp Seawolf được trang bị 50 ngư lôi và tên lửa, hỏa lực của nó đủ để đánh chìm tàu hộ tống hoặc nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc hiện nay. Seawolf cũng được coi là tàu ngầm hạt nhân chạy êm nhất trên thế giới.

Seawolf là lớp tàu ngầm kế thừa lớp Los Angeles, việc chế tạo bắt đầu vào cuối Chiến tranh Lạnh. Tàu ngầm lớp Seawolf được trang bị 8 ống phóng ngư lôi 660mm, có thể phóng các loại vũ khí như ngư lôi dẫn đường MK-48A, tên lửa chống hạm Harpoon, tên lửa hành trình Tomahawk và thủy lôi; nhiều gấp đôi so với tàu ngầm lớp Los Angeles.

Hệ thống trinh sát của Seawolf bao gồm, một bộ bộ sonar tích hợp AN/BQQ-5D, bao gồm sonar mảng cầu chủ động / thụ động ở mũi tàu và mảng sonar thụ động lỗ rộng AN/BQG-5 ở cả hai bên của thân tàu. Ngoài ra còn có một sonar chủ động tầm gần, tần số cao AB/BQS-24 để dò thủy lôi.

Chiếc tàu ngầm thứ ba thuộc lớp Seawolf mang tên Jimmy Carter (SSN-23) còn có một mô-đun mở rộng, dài 30 mét nằm trong thân tàu, giúp nó có thể đưa những điệp viên đặc biệt và lực lượng tác chiến đặc biệt đổ bộ vào sát bờ biển đối phương qua ống phóng lôi.

Do giá thành của tàu ngầm lớp Seawolf quá cao, với đơn giá 3 tỷ USD/chiếc, nên khi Liên Xô tan rã, Chiến tranh Lạnh kết thúc và ngân sách quốc phòng của Mỹ bị cắt giảm, chương trình đóng tàu ngầm lớp Seawolf quá đắt đỏ đã bị hủy bỏ hoàn toàn sau năm 1995.

Quân đội Mỹ khi đó chỉ đóng được 3 chiếc, và một số nhiệm vụ của nó đã được giao cho tàu ngầm lớp Virginia nhỏ hơn. Nhưng nếu có một chiếc tàu ngầm lớp Seawolf ở sân sau của đối thủ, đó là một tin xấu cho đối phương; và nếu có ba Seawolf, nó sẽ đóng vai trò quyết định trong trận chiến.

Thông thường các tàu ngầm cùng cấp của Hải quân Mỹ sẽ được triển khai lần lượt, vì các tàu này dựa vào cơ sở hạ tầng giống nhau như hậu cần và huấn luyện, nên các tàu cùng loại sẽ được chia thành ba đợt để triển khai lần lượt, để đảm bảo khả năng dự phòng.

Ví dụ trong ba chiếc tàu ngầm, có một chiếc tuần tra, một chiếc làm nhiệm vụ huấn luyện và một chiếc bảo dưỡng. Mô hình này cũng giải thích lý do tại sao, Hải quân Mỹ có tổng cộng khoảng 300 tàu chiến đấu trong biên chế, nhưng chỉ có thể triển khai 100 chiếc cùng một lúc.

Nhưng khi có tình huống, chỉ huy Hải quân Mỹ có thể điều động nhiều hơn, hoặc tất cả các tàu cùng một lúc trong một cuộc khủng hoảng. Nếu khả năng xảy ra xung đột với Trung Quốc hoặc Nga, Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ chắc chắn sẽ cần cử hơn 50 hoặc 60 tàu chiến.

Tất nhiên là rất khó để điều động tất cả các tàu, vì nó đòi hỏi nhiều nguồn lực đồng bộ. Vì vậy, khi một hạm đội chứng minh có thể làm được điều này, đó là nhằm đối phó với những khủng hoảng, đã đến mức báo động.

Việc những chiếc tàu ngầm lớp Seawolf mạnh nhất của Hải quân Mỹ được điều động một lúc và phối hợp hoạt động cùng nhau, thì điều này càng đáng chú ý hơn. Và như vậy, Hải quân Mỹ không hề đánh giá thấp sức mạnh của tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc. Nguồn ảnh: USNavy.

Sức mạnh của tàu ngầm tấn công lớp Seawolf trong biên chế hải quân Mỹ khiến mọi đối thủ phải lo sợ. Nguồn: QPVN.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/ba-tau-ngam-seawolf-hop-luc-de-doa-tau-san-bay-trung-quoc-1574209.html