Ba lý do khiến Đức thảm bại ở Stalingrad trước Liên Xô

Nhiều người cho rằng mùa Đông lạnh kỷ lục đã cứu rỗi linh hồn Liên Xô. Thực tế, Liên Xô đã cần nhiều yếu tố hơn là chỉ có mùa Đông lạnh kỷ lục để có thể dành được chiến thắng cuối cùng ở Stalingrad trong năm 1943.

Cờ Liên Xô chưa từng ngừng "phất phới" ở Stalingrad trong suốt thời gian thành phố này bị bao vây. Ảnh: TASS.

Sự cứng đầu của Liên Xô

Sức tiến công của 3 triệu quân Đức trên lãnh thổ Liên Xô vào thời điểm năm 1942 là quá mạnh và gần như không có gì có thể cản bước được đội quân này. Thành phố Stanlingrad dù không có mấy giá trị về mặt chiến lược nhưng lại là một thành phố mang tính biểu tượng chính trị, một thành phố mang tên Lãnh tụ Stanlin của Liên Xô đã trở thành mục tiêu cực kỳ đắt giá mà Berlin muốn chiếm được vì nó có thể bẻ gẫy chút ít ý chí còn lại của Hồng Quân và người dân Liên Xô. Ngoài ra, Stalingrad dù sao cũng là một bàn đạp cần thiết để Đức cắt được đường tiếp tế dầu từ vùng Caucasian (Cáp-ca-dơ) tới Moscow.

Để phòng thủ lại trước nỗ lực của Đức quốc xã và thậm chí là phản cộng lại được đội quân mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ và để nâng cao nhuệ khí chiến đấu của binh lính, Liên Xô đã ban hành Sắc Lệnh 227 nổi tiếng được trực tiếp ký bởi Stalin. Sắc Lệnh này nêu rõ, không một người lính nào được phép rút lui khi chưa có lệnh.

“Không được lùi dù chỉ một bước – đây sẽ là khẩu hiệu của chúng ta”, Stalin tuyên bố

 Không quân Đức đã cố "băm nát" Stalingrad bằng sức mạnh của mình nhưng không thể. Ảnh: Berliner.

Không quân Đức đã cố "băm nát" Stalingrad bằng sức mạnh của mình nhưng không thể. Ảnh: Berliner.

Bắt đầu từ tháng 8/1942, quân Liên Xô dừng rút lui ở Stalingrad. Một khẩu hiệu khác được chăng đầy thành phố này đó là “Không có đất cho chúng ta ở bên kia bờ sông Volga”. Thành phố này chính thức biến thành chiến trường, từng khối nhà, từng căn hộ biến thành từng pháo đài, từng mảnh vườn biến thành bãi chiến trường.

Một sĩ quan chỉ huy của Đức đã mô tả lại chiến trường Stalingrad trong hồi ký của mình như sau: “Kẻ địch giữ một vài máy phát điện trong một nhà máy mang tên “Tháng Mười Đỏ” (Red October). Đây là nguồn năng lượng chính của đối phương để chúng sưởi ấm cho cả thành phố, chiếm được những máy phát này là chiếm được cả Stalingrad. Máy bay của chúng ta đã đánh bom chúng cả tuần, quân Đức gần như ở mọi nơi, tuy nhiên trong ba tiếng đồng hồ, chúng ta chỉ tiến được vỏn vẹn… 70 mét! Tới thời điểm này, pháo sáng màu xanh và màu đỏ liên tục được bắn lên, điều đó có nghĩa là quân Liên Xô đang tấn công liên tục vào vị trí của quân ta và những vị trí của quân ta đang yêu cầu tiếp viện. Không hiểu Hồng quân Liên Xô lấy đâu ra năng lượng để phản công, đây là lần đầu tiên kể từ đầu cuộc chiến (với Liên Xô) tôi không thể tấn công và không thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình… Ngay giây phút này đây, chúng tôi lại đang bị Liên Xô phản công”.

Thời thế tạo anh hùng

Mỗi căn nhà ở Stalingrad đều biến thành một pháo đài. Ảnh: Global Look Press.

Cuộc phòng thủ và phản công vĩ đại ở Stalingrad sẽ không thể thành công nếu thiếu đi những tấm gương anh hùng trong chiến tuyến của Hồng quân. Huân chương “Vì sự bảo vệ Stalingrad” đã được Hồng quân trao cho tổng cộng hơn 760.000 binh lính. Hơn 100 lính được trao tặng danh hiệu cao quý nhất của Hồng quân đó là danh hiệu “Anh hùng Liên Xô”.

Căn hộ Pavlov là một biểu tượng của cuộc chiến này khi 24 người lính Liên Xô đã phòng thủ trong căn nhà bên cạnh bờ sông Volga này mặc cho sức tiến công như vũ bão của quân Đức và xe tăng Đức trở thành vô ích. Trong ba tháng tấn công vào Stalingrad, quân Đức vẫn không thể chiếm được căn nhà này. Thậm chí Liên Xô còn khẳng định, số lính Đức thiệt mạng khi cố chiếm căn nhà Pavlov thậm chí còn nhiều hơn số lính Đức thiệt mạng khi đội quân này chiếm Paris!

Trận chiến ở Stalingrad đã trở thành bước ngoặt cho Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ảnh: Global Look.

Một nơi khác, đó là ngọn đồi mang tên Mamayev Kurgan, nơi có tầm nhìn bao phủ toàn bộ Stalingrad cũng là một biểu tượng chiến đấu anh hùng của thành phố này. Chiếm được ngọn đồi có nghĩa là nắm được một nửa Stalingrad trong tay. Quân đội Liên Xô đã bảo vệ vị trí của họ trên sườn đồi suốt cả cuộc chiến, hàng chục ngàn lính Hồng quân đã hy sinh. Sau khi chiến tranh kết thúc, người ta thống kê ra rằng mỗi mét vuông trên quả đồi này vẫn còn từ 500 tới 1250 mảnh đạn, mảnh pháo các loại.

Sai lầm của quân Đức

Cuộc phản công của Liên Xô bắt đầu từ giữa tháng 11 và nó bắt đầu từ sự sai lầm của các chỉ huy cấp cao Đức. Sai lầm bắt nguồn từ việc quân Đức dù ít quân nhưng vẫn cố kéo quân xuống vùng Caucasus để chiếm Azerbaijani nhằm đoạt lấy nguồn tài nguyên dầu mỏ ở đây. Chưa chiếm được Stalingrad đã cố kéo quân xuống Caucasus, quân Đức không khác nào tự chui đầu vào rọ và sẽ bị bao vây bất cứ lúc nào nếu Hồng quân từ Stalingrad phản công ra.

Khoảng 91.000 lính Đức đã bị tóm sống ở Stalingrad. Ảnh: Global Look.

Thiếu tướng Hans Doerr của Đức đã viết trong hồi ký của mình như sau: “Trận Stalingrad là sai lầm lớn nhất trong lịch sự quân sự không những của Đức mà còn là của cả thế giới”

Chưa hết, quân Đức còn mắc thêm một sai lầm cực kỳ lớn nữa đó là khi cố chiếm Stalingrad, phòng tuyến của Đức đã phải kéo dài ra hàng trăm kilomets và trở nên cực kỳ mỏng. Tuy nhiên, nỗi lo sợ lớn nhất dành cho Berlin và cơ hội tốt nhất cho Liên Xô lại chính là ở hai cánh của phòng tuyến này với sự phòng thủ của quân đội Italia, Hungaria và Romania – vốn được coi là những lực lượng được trang bị kém và tinh thần chiến đấu cực kỳ thấp.

Cuối cùng, điều quan trọng nhất chính là ở Liên Xô. Một tướng Đức viết trong hồi ký của mình rằng: “Vào mùa thu năm 1942, quân đội Liên Xô đã chiến đấu hiệu quả hơn hẳn, trình độ của binh lính và sĩ quan chỉ huy Liên Xô đã tốt hơn trước rất nhiều. Khi họ tái tổ chức được quân đội, Hồng quân đã chỉ cần 4 ngày trước khi phá vây được Đức quốc xã và thậm chí còn bao vây được 300.000 quân Đức.

Mời độc giả xem Video: Những thước phim màu quý hiếm về trận chiến ở Stalingrad. Nguồn: Blitzkrieg.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/ba-ly-do-khien-duc-tham-bai-o-stalingrad-truoc-lien-xo-1087101.html