Ba Lan muốn thoát Nga bằng kết thân với miền Đông Ukraine

Công ty thương mại ở Ba Lan thừa nhận hợp tác với hoạt động mua bán than ở miền Đông Ukraine trám vào phần thiếu từ Nga.

RT của Nga dẫn thông tin được đăng tải trên trang tin Gazeta Prawna của Ba Lan cho hay, Ba Lan đang nhập khẩu than từ phe ly khai ở miền Đông Ukraine.

Theo đó, Công ty TD Anthracite đang mua than sản xuất tại vùng Donbass - hiện đang do phe ly khai với chính phủ Ukraine ở miền Đông kiểm soát, nhưng vẫn khai báo là nhập than từ Ukraine và bán ở Ba Lan cũng như cho các nước thành viên thuộc Liên minh châu Âu (EU) như Áo và Ý.

Số than trải dài mà các lực lượng tự xưng ở miền Đông Ukraine chiếm giữ.

Tờ báo Ba Lan trích dẫn trang web của Công ty Carbone, một nhà cung cấp các mặt hàng luyện kim trên toàn cầu, có trụ sở tại Áo khi giới thiệu các hợp tác với công ty TD Anthracite rằng:

"Chúng tôi cung cấp than Antraxit của Ukraine từ các kho lưu trữ vĩnh viễn của chúng tôi ở Ý, Ba Lan, Bulgaria và Áo".

Các mỏ than antraxit của Ukraine hiện chỉ có tại miền Đông Ukraine - lãnh thổ hiện bị lực lượng ly khai đã thành lập các nhà nước cộng hòa tự xưng chiếm đóng: Donetsk và Lugansk.

Theo tờ báo Ba Lan, Công ty Carbone của Áo và Công ty TD Anthracite của Ba Lan đã tăng giá trị thương mại lên 125% từ năm 2013- 2015 với hơn 6.500 tấn antraxit được vận chuyển đến Ba Lan.

Công ty ở Ba Lan đã bác bỏ các cáo buộc cho rằng họ đã nhập khẩu than từ các khu vực ly khai ở Ukraine.

Ba Lan muốn ngừng mua dầu Nga nhưng lại chọn phe ly khai ở miền Đông Ukraine.

Tuần trước, Gazeta Prawna thông tin rằng Ba Lan đã nhận được than hóa thạch được khai thác tại nước Cộng hòa Lugansk tự xưng.

Than được vận chuyển bởi Công ty Doncoaltrade, được đăng ký vào năm 2012 tại Thành phố Katowice của Ba Lan. Công ty này được báo cáo là do ông Oleksandr Melnychuk làm Chủ tịch. Người này nguyên là Bộ trưởng Năng lượng của nước cộng hòa tự xưng Lugansk.

Sau khi truyền thông Ba Lan đăng tải các thông tin này, Bộ trưởng Năng lượng Ba Lan Krzysztof Tchorzewski xác nhận rằng nước này đã nhận một số than từ Donbass và cam kết sẽ thực hiện tất cả các biện pháp có thể để ngăn chặn các lô hàng bất hợp pháp.

Ba Lan đã không công nhận sự tồn tại của hai nhà nước tự xưng thuộc miền Đông Ukraine. Quốc gia này cũng tuyên bố sẽ tìm kiếm nguồn năng lượng khác thay thế dần sự phụ thuộc vào các nguồn cung nhiên liệu từ Nga vốn chiếm 80% lượng khí đốt nhập khẩu của Ba Lan.

Thay vào đó, Ba Lan đã xây dựng các nhà máy chuyển đổi đầu cuối ở cảng biển của mình nhằm đón sản phẩm khí hóa lỏng tới từ Qatar, Na Uy và Mỹ.

Ba Lan và Nga có một hợp đồng cung cấp dầu khí thông qua đường ống dẫn khí đốt Yamal dài 4.000 km và sẽ hết hạn vào cuối năm 2022.

Quốc gia này đã kiên quyết giảm dần và tiến tới loại bỏ hoàn toàn các nguồn cung nhiên liệu mang tên Nga trong 5 năm tới.

Kế hoạch 5 năm của Ba Lan dường như đối mặt với các thách thức lớn khi mới đây, tập tài liệu trốn thuế được phát tán nằm trong tập "Hồ sơ Thiên đường" đã cho thấy, công ty hàng hải Mỹ chở khí hóa lỏng cho Ba Lan theo hợp đồng nhưng thực tế lại xuất phát từ các cảng của Nga cập bến các nước này.

Trên danh nghĩa, số khí hóa lỏng được bán đi chỉ có "mác" là của Mỹ và Ba Lan hoàn toàn có thể tự lựa chọn nhà cung cấp từ Nga để mua với giá khí tự nhiên hóa lỏng thấp hơn nhiều.

Đáng nói là họ không muốn thừa nhận bất cứ mối liên hệ nào với Nga và cái giá phải trả cho nó là không ít.

Khí hóa lỏng tiêu tốn của Ba Lan khoảng 1 tỷ euro để xây dựng các nhà máy ở đầu, cuối và có thể Ba Lan sẽ phải mua khí đốt với chi phí cao hơn giá hiện giờ đang được hưởng từ Gazprom gấp nhiều lần.

Đáng tiếc là cả Ba Lan, Ukraine đều nuôi dưỡng tham vọng tách biệt khỏi các nguồn cung năng lượng từ Nga và tốn không ít tiền về kế hoạch đó.

Báo cáo hồi tháng 7/2017 của phòng thông tin Cơ quan Năng lượng Mỹ cho thấy, Mỹ đã tăng gấp 3 lần giá than xuất khẩu sang Ukraine trong quý 1 năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.

Kiev đã mua than của Mỹ với giá 206 USD/tấn từ tháng Giêng tới tháng Ba, gần gấp 3 lần con số 71 USD/tấn vào năm 2016.

Đồng thời, doanh số bán than của Mỹ sang Ukraine đã tăng hơn gấp đôi. Mỹ đã vận chuyển 865.000 tấn than cho Ukraine vào quý 1 năm nay và cũng đã tăng hơn gấp đôi so với Quý 1 năm ngoái.

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho biết nước này sẽ mua 2 triệu tấn than từ bang Pennsylvania của Mỹ.

Kiev đã từ chối mua than từ Nam Phi vì quá đắt đỏ và chọn nhà cung từ Mỹ. Nga cũng bị loại khỏi danh sách nhà cung cấp vì lo ngại ảnh hưởng.

Huy Vũ

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/ba-lan-muon-thoat-nga-bang-ket-than-voi-mien-dong-ukraine-3346820/