Ba cơ hội trở thành Luật sư và chuyên gia quản trị

Mô hình đào tạo ngành Luật tại Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM kết hợp giữa kiến thức pháp lý nền tảng, luật chuyên ngành, kỹ năng hành nghề luật và kiến thức chuyên môn kinh tế.

Bên cạnh các đơn vị có bề dày truyền thống về đào tạo ngành luật như Trường ĐH Luật Hà Nội và Trường ĐH Luật TP.HCM, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCMcũng bắt đầu đào tạo các nhóm ngành liên quan đến luật.

Đa dạng hóa người học cho ngành luật

Theo các chuyên gia pháp lý, trên thế giới tồn tại nhiều hệ thống luật khác nhau như: Civil Law/Continental Law, Common Law, hệ thống pháp luật XHCN …. Tuy nhiên, phương pháp và triết lý đào tạo ngành luật tại từng quốc gia cũng có những điểm khác biệt.

Với các nước châu Âu lục địa như Đức, Pháp, Ý … ngành luật được đào tạo từ bậc đại học, được cấp bằng cử nhân luật. Quá trình đào tạo chức danh tư pháp (luật sư, thẩm phán, công tố viên) được chia làm 2 giai đoạn: đào tạo cử nhân luật tại các trường đại học và giai đoạn đào tạo thực hành nghề luật tại các học viện tư pháp.

Sinh viên tốt nghiệp cử nhân luật, sau đó có thể tiếp tục học ngành luật ở bậc thạc sĩ và tiến sĩ. Hệ thống đào tạo này được áp dụng phổ biến tại phần lớn các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt nam.

Hay như tại Mỹ, để được nhận vào trường ĐH về luật, sinh viên bắt buộc đã phải có một bằng đại học ở một ngành nhất định. Thời gian đào tạo kéo dài 3-4 năm, tốt nghiệp sẽ được nhận bằng Juris Doctor (JD). Hầu hết các bang ở Mỹ đều quy định người muốn trở thành luật sư phải hoàn thành 4 năm bậc đại học. Sau đó là 3 năm đào tạo tại một trong các trường Luật được Hội Luật gia Hoa Kỳ công nhận và phải đỗ kỳ thi công nhận luật sư.

Riêng tại Việt Nam, những năm gần đây, nhiều trường đại học công lập và ngoài công lập đã bắt đầu triển khai các chương trình đào tạo ngành luật đại học và sau đại học.

Trong đó, mô hình đào tạo ngành Luật của Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM có hướng đi riêng,khi kết hợp giữa kiến thức pháp lý nền tảng, luật chuyên ngành, kỹ năng hành nghề luật và kiến thức chuyên môn kinh tế.

PGS.TS Nguyễn Đức Trung, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho rằng các chương trình đào ngành Luật tại trường được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học, đồng thời thể hiện triết lý và hướng đi riêng của Trường trong lĩnh vực đào tạo này.

Người tốt nghiệp ngành Luật có cơ hội việc làm khá đa dạng. Họ có thể làm việc trong các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp từ trung ương đến địa phương; trở thành các luật sư, luật gia; làm việc tại các bộ phập pháp chế, hành chính, nhân sự của các doanh nghiệp, tổ chức; trở thành giảng viên, nhà nghiên cứu ….

Đặc biệt, trong giai đoạn nhiều biến động hiện nay, người học ngành luật trở thành các nhà quản lý, điều hành tại nhiều lĩnh vực ngành nghề.

Sinh viên ngành Luật kinh tế tham gia trong một cuộc thi Giảng đường pháp luật do Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM kết hợp với Trường ĐH Luật TP.HCM và Trường ĐH Mở TP.HCM tổ chức. Ảnh: NT

Sinh viên ngành Luật kinh tế tham gia trong một cuộc thi Giảng đường pháp luật do Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM kết hợp với Trường ĐH Luật TP.HCM và Trường ĐH Mở TP.HCM tổ chức. Ảnh: NT

Khuôn viên thư viện và giảng đường C của Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM

Ba chương trình trọng yếu cho ngành Luật

Hiện nay, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM có các chương trình đào tạo như sau:

1. Chương trình ĐH chính quy ngành Luật Kinh tế:

- Sinh viên ngành Luật Kinh tếcó thể theo học các ngành mà mình muốn tìm hiểu sâu hơn như: Kế toán, Tài chính Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Kinh tế quốc tế.

- Sinh viên được phát triển kỹ năng hành nghề luật, được tiếp cận thực tế thông qua các tình huống thực tế, các tour tham quan văn phòng luật sư, tòa án, viện kiểm sát, tọa đàm với các chuyên gia pháp lý,…

- Các em được trang bị kiến thức bổ trợ về kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, … Tham gia các câu lạc bộ, các cuộc thi, các sinh hoạt học thuật đa dạng của các khoa chuyên khác.

2. Chương trình Thạc sĩ Kinh tế:

- Chương trình gồm 60 tín chỉ, kéo dài trong 24 tháng (kể cả thời gian làm luận văn). Học viên tốt nghiệp sẽ được nhận văn bằng Thạc sĩ Luật Kinh tế do Trường cấp.

- Chương trình đào tạo dành cho 2 đối tượng:

+ Người học đã tốt nghiệp đại học ngành luật, đang làm việc trong lĩnh vực tư pháp và các lĩnh vực khác nhưng muốn cập nhật và nâng cao kiến thức về luật kinh tế.

+ Người tốt nghiệp ĐH các khối ngành như Kinh tế học, Khoa học chính trị, An ninh và trật tự xã hội, Kinh doanh và quản lý nhưng muốn nâng cao trình độ và hiểu biết về luật pháp trong lĩnh vực kinh tế.

- Chương trình đào tạo giúp học viên cập nhật những kiến thức chuyên sâu và hiện đại nhất trong lĩnh vực pháp luật kinh tế; nâng cao kỹ năng thực hành nghề luật, kỹ năng giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh trong hoạt động kinh doanh; nâng cao kỹ năng quản lý, điều hành. …

3. Chương trình đại học văn bằng 2 ngành Luật Kinh tế:

- Đối với các ứng viên đã tốt nghiệp đại học, đặc biệt là khối ngành kinh tế và đang muốn chuyển hướng làm việc trong ngành luật, đặc biệt là đảm nhiệm các chức danh tư pháp như thẩm phán, công tố viên, luật sư, ...

- Chương trình gồm 73 tín chỉ (thời gian đào tạo 2 năm). Sinh viên tốt nghiệp được nhận bằng Cử nhân Luật Kinh tế do trường cấp.

HÀ AN

Nguồn PLO: https://plo.vn/xa-hoi/giao-duc/ba-co-hoi-tro-thanh-luat-su-va-chuyen-gia-quan-tri-954372.html