Bà bầu ăn hồng giòn được không? Những lưu ý khi ăn hồng giòn mẹ bầu cần biết

Cũng như nhiều loại trái cây khác, hồng giòn chứa nhiều chất dinh dưỡng rất có lợi cho sức khỏe. Bà bầu ăn hồng giòn được không là thắc mắc của rất nhiều người vì đây là là món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Cùng giải đáp câu hỏi này qua bài viết dưới đây.

Hồng giòn là loại trái cây được rất nhiều người yêu thích bởi vị ngon ngọt, hấp dẫn của nó. Bà bầu ăn hồng giòn được không và ăn hồng giòn có ảnh hưởng tơísức khoẻcủa mẹ và bé không là băn khoăn của nhiều mẹ bầu.

1. Hồng giòn là quả gì?

Hồng giòn là một loại quả phổ biến ở xứ ôn đới, là đặc sản của vùng lạnh Đông Á. Ở nước ta, hồng giòn được trồng nhiều ở Đà Lạt và Xuân Vân, nơi có điều kiện khí hậu mát mẻ quanh năm.

Hồng giòn có tên khoa học là Diospyros kaki, họ Thị (Ebenaceae). Đây là cây dạng thân gỗ nhỏ với chiều cao trung bình khoảng 2m. Cây hồng giòn có lá dạng thuôn dài mọc so le nhau, còn quả hồng giòn có hình cà chua bẹp mọc thành từng chùm 2 quả một. Khi chín, hồng giòn có màu vàng hoặc đỏ.

Hồng giòn là loại trái cây giàu glucose, fructose, protein, carotene, vitamin C, citrulline, canxi, khoáng chất... Đặc biệt, trong hồng giòn có chứa hàm lượng vitamin C rất cao, có thể đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu vitamin C hàng ngày với cơ thể. Vì thế, đây là loại quả tốt cho hệ thống miễn dịch.

Hồng giòn chứa nhiều vitamin C, tốt cho hệ miễn dịch - Ảnh Internet.

Hồng giòn chứa nhiều vitamin C, tốt cho hệ miễn dịch - Ảnh Internet.

2. Bà bầu ăn hồng giòn được không?

Theo các nghiên cứu, trong các loại trái cây, hồng nói chung và hồng giòn nói riêng là loại quả có nguồn chất xơ dồi dào nhất. Lượng chất xơ có trong nó gấp khoảng 2 lần các loại trái cây khác. Không những vậy, hồng giòn còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có lợi cho sức khỏe, tốt cho miễn dịch và đề kháng.

Vậy có bầu ăn quả hồng giòn được không? Câu trả lời cho câu hỏi này là Có. Những mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn hồng giòn mà không ảnh hưởng tới sức khoẻmẹ và bénếu ăn đúng cách.

Lợi ích sức khỏe của quả hồng giòn với phụ nữ mang thai:

- Kiểm soát lượng đường trong máu: Hồng giòn chứa nhiều chất xơ và pectin, giúp kiểm soát cảm giác thèm ăn một cách tự nhiên, từ đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu ổn định.

- Phòng ngừa và chữa trị các vấn đề về tiêu hóa: Do chứa lượng tannin dồi dào, có tác động lên nhu động ruột nên hồng giòn có thể ngừa triệu chứng tiêu chảy một cách hiệu quả. Không những vậy, hồng giòn cũng có tác dụng tích cực đối với chứng đầy bụng, khó tiêu ở những mẹ bầu.

- Bổ sung sắt: Chất sắt tự nhiên có trong quả hồng giòn giúp phòng tránh chứng thiếu sắt, đồng thời giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng của da và tóc hiệu quả.

- Tăng cường hệ miễn dịch: Là loại trái cây có chứa vitamin C dồi dào nên hồng giòn có tác dụng tích cực trong việc tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin C trong quả hồng giòn co tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể, đồng thời làm tăng quá trình sản xuất các tế bào bạch cầu, giúp cơ thể tự chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh.

Bà bầu ăn hồng giòn không ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé nếu ăn đúng cách - Ảnh Internet.

3. Lưu ý gì khi bà bầu ăn hồng giòn?

Dù có nhiều lợi ích tuyệt vời với sức khỏe nhưng nếu ăn hồng giòn không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới bà bầu và cả thai nhi.

Dưới đây là một số lưu ý khi ăn hồng giòn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo:

- Không nên ăn quá nhiều hồng giòn:

Tốt nhất, mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 100-200g mỗi ngày. Nếu ăn quá nhiều hồng giòn, một lượng lớn chất tannin vào trong cơ thể có thể gây ra những tác dụng phụ như tổn thương gan thận, đau nửa đầu...Thậm chí, các nghiên cứu còn chỉ ra nếu ăn thường xuyên với liều lượng cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ họng và mũi.

- Không nên ăn hồng giòn lúc đói:

Cũng như nhiều trái cây khác, ăn hồng giòn lúc đói sẽ khiến dạ dày tiết nhiều axit hơn, kết hợp với các chất khác có trong hồng giòn có thể tạo ra những chất kết tủa, ảnh hưởng tới hoạt động của hệ tiêu hóa.

Không nên ăn hồng giòn lúc đói - Ảnh Internet.

- Những mẹ bầu đang mắc các căn bệnh về gan, thận, trĩ không nên ăn hồng giòn:

Các mẹ bầu gặp phải vấn đề về gan, thận, hay bệnh trĩ không nên ăn hồng giòn với mục đích tránh tình trạng bệnh trầm trọng thêm.

- Không nên ăn cả vỏ hồng giòn:

Chất tannin có nhiều trong vỏ quả hồng giòn nhất, vì thể ăn cả vỏ của loại trái cây này còn có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ hình thành sỏi trong dạ dày.

- Mẹ bầu mắc chứng tiểu đường không nên ăn hồng giòn:

Bởi vì hồng giòn là loại quả có hàm lượng đường cao. Nếu bị tiểu đường trong thời gian thai vì mà ăn hồng giòn có thể khiến lượng đường trong máu tăng, không tốt cho cả mẹ và bé.

- Không ăn hồng giòn cùng với hải sản hoặc các thực phẩm có chứa protein cao:

Nguyên nhân là vì protein có trong những loại thực phẩm này khi kết hợp với tannin có trong hồng sẽ tạo thành protein axit tannic. Chất này dễ gây những rối loạn về tiêu hóa, trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới tử vong.

- Không nên ăn hồng giòn ngay sau khi uống sắt hay tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều sắt:

Chất tannin trong hồng khi kết hợp với sắt sẽ tạo thành kết tủa gây cản trở sự hấp thu sắt trong thức ăn, không tốt cho người thiếu máu và những mẹ bầu đang cần bổ sung sắt.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắcbầu ăn quả hồng giòn được khôngcũng như những vấn đề cần lưu ý khi tiêu thụ thực phẩm này đối với những phụ nữ mang thai. Nắm chắc những kiến thức này sẽ giúp mẹ bầu ăn hồng giòn đúng cách, phát huy tác dụng của loại trái cây này cũng như tránh được những nguy cơ xảy ra, ảnh hưởng tới sức khỏe cả mẹ và thai nhi.

Theo Ngọc Điệp/Doanh nghiệp & Tiếp thị

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/ba-bau-an-hong-gion-duoc-khong-nhung-luu-y-khi-an-hong-gion-me-bau-can-biet/20210924073002255