Bà bầu ăn cua: Tốt hay không tốt trong thời kỳ mang thai?

Nhiều bà bầu quan niệm nên ăn nhiều cua trong thai kỳ để tăng lượng canxi. Vậy bà bầu ăn cua và các món ăn chế biến từ loại hải sản này có tốt cho mẹ và bé?

Bà bầu ăn cua có an toàn khi mang thai không?

Cua là một trong những hải sản có hương vị thơm ngon. Thực phẩm này chứa protein và axit béo emega-3 tốt cho sức khỏe mọi người. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã nhận định cua là thực phẩm tốt cho sức khỏe bà bầu trong thai kỳ.

Theo đó, bà bầu có thể ăn cua khi đã được làm sạch và nấu chín đúng cách. Tuy nhiên, đối với các thực phẩm chế biến dạng sống từ cua như sushi hay sashimi, bà bầu không nên ăn.

Bà bầu có thể ăn cua nếu chế biến đúng cách trong thai kỳ - Ảnh minh họa: Internet

Bà bầu có thể ăn cua nếu chế biến đúng cách trong thai kỳ - Ảnh minh họa: Internet

Bà bầu cũng không nên ăn nội tạng, ruột của động vật có vỏ và cá vì chúng có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao. Nguy hiểm hơn, chúng còn chứa các chất ô nhiễm tự nhiên như PCB (polychlorination biphenyls), thủy ngân và điôxin.

Bà bầu nên thận trọng khi chọn cua để chế biến món ăn - Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó, FDA cũng khuyến cáo các sản phẩm cua đông lạnh có nguy cơ nhiễm khuẩn listeria. Do đó, bà bầu cần chọn lựa loại cua tươi sống, đảm bảo an toàn để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bà bầu ăn cua có tác dụng gì với sức khỏe mẹ và bé?

Theo MomJunction, bà bầu ăn cua sẽ mang lại những ích lợi tốt cho sức khỏe dưới đây:

Hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi

Bà bầu ăn cua sẽ giúp thai nhi phát triển toàn diện - Ảnh minh họa: Internet

Cua giàu axit béo omega 3, protein, vitamin A và D. Do đó, ăn cua khi mang thai sẽ thúc đẩy sự phát triển toàn diện cả mẹ và bé.

Tăng cường hệ miễn dịch của bà bầu

Axit amin và chất chống oxy hóa trong thịt cua giúp cải thiện năng lượng và mức độ miễn dịch của bà bầu trong thai kỳ. Do đó, chị em có thể bổ sung cua vào các món ăn giúp tăng cường sức khỏe.

Ngăn ngừa thiếu máu

Cua chứa hàm lượng sắt lành mạnh, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Nó cũng giúp duy trì nồng độ hemoglobin khỏe mạnh ở trẻ sau khi sinh.

Cung cấp canxi

Bà bầu ăn cua sẽ giúp bổ sung lượng lớn canxi cho mẹ và bé - Ảnh minh họa: Internet

Hàm lượng canxi phong phú thúc đẩy sự phát triển xương và răng ở trẻ sơ sinh. Ăn cua là cách bổ sung nguồn canxi tự nhiên nhanh nhất.

Ít calo

Thịt cua rất ít calo, bà bầu có thể ăn mà không lo lắng nguy cơ thừa cân trong thai kỳ.

Ít cholesterol

Bà bầu có mức cholesterol bình thường hoặc thấp có thể ăn cua trong khi những chị em có nồng độ cholesterol cao cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn.

Chứa folate

Cua cũng chứa nguồn folate tự nhiên, một loại vitamin thiết yếu bạn nên đưa vào chế độ ăn uống của mình. Folate giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.

Bà bầu ăn cua cần chú ý điều gì?

Mặc dù cua giàu dinh dưỡng cho bà bầu và thai nhi nhưng chị em cần chú ý trong khâu chế biến để đảm bảo an toàn. Cụ thể:

Nên làm sạch cua cẩn thận: Cua sau khi mua về cần được làm sạch kỹ lưỡng nhằm tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

Cua hoàng đế là thực phẩm lý tưởng cho bà bầu: Chị em có thể lựa chọn loại cua này vì hàm lượng thủy ngân ít hơn những giống cua khác.

Bà bầu nên làm sạch cua qua nhiều công đoạn trước khi chế biến - Ảnh minh họa: Internet

Không ăn cua sống hoặc các món cua đã nấu sẵn: Cua sống hoặc cua nấu sẵn có thể bị nhiễm vi sinh vật và ký sinh trùng gây ngộ độc thực phẩm. Ăn những thực phẩm này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu không nên ăn thịt cua chưa nấu chín - Ảnh minh họa: Internet

Không ăn thịt cua chưa nấu chín và thịt cua đông lạnh: Thịt cua chưa nấu chín và cua đông lạnh có độ nguy hiểm như thịt sống, bà bầu tuyệt đối không nên ăn.

Minh Cát (Theo MomJunction)

Nguồn PNSK: https://phunusuckhoe.vn/ba-bau-an-cua-tot-hay-khong-tot-trong-thoi-ky-mang-thai-c20a306752.html