ATACMS của Mỹ khó có thể đánh chặn KN-23 được Triều Tiên phát triển?

CHDCND Triều Tiên xác nhận hôm 11/8, Chủ tịch Kim Jong-un đã thị sát công tác thử nghiệm vũ khí mới bằng cách bắn 2 tên lửa vào ngày trước đó và bày tỏ sự mãn nguyện với kết quả.

Hôm 10/8, CHDCND Triều Tiên bắn 2 tên lửa được tin là tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ bờ biển phía Đông ra vùng biển cùng hướng, đây là vụ phóng vũ khí lần thứ 5 kể từ ngày 25/7. Chúng bay được khoảng 400 km ở độ cao tối đa 48 km, theo Hội đồng Liên quân (JCS) Hàn Quốc.

Vụ phóng diễn ra ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông có nhận thêm một lá thư “rất đẹp” từ Chủ tịch Kim.

Sau khi tiếp nhận báo cáo về hệ thống vũ khí mới, lãnh đạo tối cao Kim Jong-un đã “chỉ đạo thử nghiệm nó ngay lập tức” và “dạo một vòng để ngắm nhìn vũ khí mới ở điểm phóng,” Thông tấn Trung ương CHDCND Triều Tiên (KCNA) đưa tin.

KCNA thông tin thêm vũ khí được “phát triển phù hợp với mọi loại địa hình” và có chứa “yếu tố kỹ thuật đặc biệt” so với các hệ thống vũ khí hiện nay.

Bình Nhưỡng tuyên bố CHDCND Triều Tiên đã bắn vũ khí điều hướng chiến thuật vào ngày 25/7 và hoàn thiện hệ thống pháo đa nòng cỡ lớn sau 2 vụ phóng vào các ngày 31/7 và 2/8.

Chủ tịch Kim Jong-un và các quan chức quan sát vụ thử vũ khí

Chủ tịch Kim Jong-un và các quan chức quan sát vụ thử vũ khí

Sau các vụ phóng mới nhất, ông Trump viết trên Twitter rằng nhà lãnh đạo Kim nói với Tổng thống Mỹ trong thư rằng ông mua nối lại các cuộc đàm phán phi hạt nhân khi tập trận chung giữa Washington và Seoul kết thúc, và sẽ ngừng thử tên lửa tầm ngắn khi tập trận chấm dứt.

Trong khi Quân đội Hàn Quốc chỉ đơn giản nhận định các tên lửa có thể là tên lửa đạn đạo tầm ngắn, các bức ảnh được phía CHDCND Triều Tiên công bố ngày hôm sau cho thấy chúng dường như là một loại tên lửa đất đối đất chưa từng được công bố.

“Tên lửa được bắn vào ngày 10/8 dường như là một loại tên lửa đạt đạo chiến thuật mặt đất mới, khác biệt so với nguyên mẫu Iskander và hệ thống pháo phóng loạt cỡ lớn mà CHDCND Triều Tiên cho biết trong thời gian gần đây,” Kim Dong-yup, một giảng viên của Khoa Viễn Đông trực thuộc Đại học Kyungnam hôm 12/8 trao đổi với Thông tấn Hàn Quốc Yonhap.

Iskader có nguồn gốc từ Nga, là một loại tên lửa đất đối đất sử dụng nhiên liệu rắn. CHDCND Triều Tiên đã phát triển thành công phiên bản riêng, mang mật danh KN-23, tầm bắn khoảng 500 km, sau hàng loạt vụ thử trong năm nay, vũ khí được ra mắt công chúng lần đầu tiên trong lễ diễu binh vào tháng 2/2018.

Chủ tịch Kim Jong-un mãn nguyện cho biết vũ khí mới được phát triển “phù hợp với mọi điều kiện địa hình/địa lý của đất nước,” theo KCNA.

Các bức ảnh được truyền thông Triều Tiên công bố cho thấy tên lửa được bắn từ một máy phóng có ống phóng dựng thẳng đứng (TEL), mang một số điểm đương đồng với ATACMS, một hệ thống tên lửa đất đối chiến thuật được phát triển bởi Lockheed Martin.

KN-23 là loại tên lửa chiến thuật mới của Hàn Quốc

“Như ATACMS, tên lửa mới của CHDCND Triều Tiên có khả năng phun mảnh đạn văng ra trên một diện tích rộng lớn, có thể gây nguy hiểm bừa bãi cho dân thường,” Shin Jong-woo, một nhà phân tích cấp cao Hội đồng An ninh Quốc phòng Hàn Quốc cho biết.

Loại tên lửa mới cũng đặt toàn bộ bán đảo Triều Tiên trong tầm bắn, ông cho biết thêm.

Địa điểm của vụ phóng mới, Hamhung cách TP Daejeon của Hàn Quốc, vị trí có các cơ sở quân sự quan trong gần đó khoảng 400 km, và cách căn cứ quân sự Seongju, vị trí triển khai hệ thống tên lửa THAAD khoảng 450 km.

“Nhưng loại tên lửa mà CHDCND Triều Tiên phóng hôm 10/8 có khác biệt so với ATACMS về đường bay và tốc độ, cũng như một số đặc tính khác. Chúng tôi đang xác minh chi tiết,” một nguồn tin quân sự Hàn Quốc tiết lộ.

ATACMS có tầm bắn tối đa khoảng 300 km với vận tốc nhanh gấp 3 lần vận tốc âm thanh. Như vậy, so sánh về mặt lý thuyết, tên lửa KN-23 của CHDCND Triều Tiên có tốc độ tác chiến nhanh hơn.

“So sánh với các vụ phóng trước đây, vũ khí vừa mới được phát triển có đường bay phức tạp trong khi bay nhanh hơn ở độ cao thấp hơn. Chúng cũng sử dụng nhiện liệu rắn và bắn từ một máy phóng di động, tất cả đều nằm mục đích làm cho nó khó phát hiện và đánh chặn,” Chang Young-keun, một chuyên gia tên lửa công tác tại Đại học Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc cho biết.

Phạm Trúc

Nguồn BVPL: https://baovephapluat.vn/quoc-te/tin-tuc/atacms-cua-my-kho-co-the-danh-chan-kn-23-duoc-trieu-tien-phat-trien-74152.html