ASEAN - Trung Quốc đạt được thỏa thuận một 'văn bản duy nhất' trong đàm phán COC

ASEAN và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận một 'văn bản duy nhất' đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), một bước tiến quan trọng hướng tới việc thu hẹp sự khác biệt giữa các bên.

Chiến đấu cơ Trung Quốc bay lượn trên đảo Phú Lâm (thuộc Hoàng Sa của Việt Nam) tháng 8/2015 - Ảnh: Bộ Quốc phòng Trung Quốc.

Các nhà quan sát cho biết thỏa thuận này cho thấy Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thể tiến bộ thông qua các cuộc đàm phán bất chấp căng thẳng trong khu vực, nhưng họ cũng cảnh báo rằng vẫn còn một chặng đường dài để đi đến thỏa thuận cuối cùng.

Collin Koh - chuyên gia an ninh hàng hải tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, cho biết sự nhất trí về "dự thảo bản thảo đàm phán COC" sau khi đạt được tại Trung Quốc vào tháng 6 có nghĩa là những nước tuyên bố chủ quyền có các điều khoản tham chiếu chung cho các cuộc đàm phán trong tương lai.

Tiến trình về quy tắc ứng xử có thể có lợi cho Trung Quốc trong việc nhấn mạnh mong muốn của họ về sự ổn định và về việc Mỹ ko can thiệp vào tranh chấp trên biển, chuyên gia này nói.

Thỏa thuận về "Bản thảo đàm phán COC" được công bố tại một cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao ASEAN tại Singapore hôm thứ Năm, sau khi được chốt ha tại một cuộc họp Trung Quốc-ASEAN tại thành phố Trung tâm Trường Sa vào tháng Sáu.

“Bắc Kinh cần một bước đột phá chính sách đối ngoại để làm nổi bật mong muốn tìm kiếm hòa bình và ổn định của họ, và sử dụng COC để tiếp tục phản đối sự can thiệp bên ngoài vào Biển Đông", Koh nói.

"Bắc Kinh phải tin rằng họ có ưu thế và đòn bẩy với việc xây dựng hòn đảo đã hoàn thành, và quan trọng nhất, không phải chịu bất kỳ sự trừng phạt nào cho việc leo thang hơn nữa trong khu vực quân sự", ông nói.

Tài liệu này là một nỗ lực để xoa dịu căng thẳng sau khi Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo và các cơ sở quân sự trong vùng biển giàu tài nguyên mà Malaysia, Philippines, Việt Nam và Brunei đều tuyên bố chủ quyền.

Thông báo về dự thảo này được đưa ra khi Trung Quốc và Mỹ tham gia vào một cuộc chiến thương mại và tranh giành ảnh hưởng ở châu Á. Hôm thứ 4, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã bắt đầu chuyến thăm bốn ngày tới châu Á để thúc đẩy đầu tư của Mỹ vào khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, một chương trình nhằm chống lại Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Zhang Mingliang - Đại học Tế Nam, chuyên gia về vấn đề Đông Nam Á, cho biết căng thẳng với Mỹ có thể đã thúc giục Trung Quốc tăng cường quan hệ với các nước láng giềng.

“Có khả năng Trung Quốc sẽ đưa ra một số nhượng bộ trong đàm phán quy tắc ứng xử và về hợp tác kinh tế”, Zhang nói. "Với những áp lực Trung Quốc đối mặt từ Mỹ, họ không còn có thể kiêu ngạo, nếu không họ sẽ bị cô lập".

Được Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan miêu tả như một cột mốc, bản thảo dự thảo sẽ được xem xét tại các cuộc họp ở Siem Reap ở Campuchia và Manila ở Philippines trong những tháng tới, trước khi chính thức được phê chuẩn bởi những người đứng đầu nhà nước tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào tháng 10.

Nhưng các nhà quan sát tỏ ra hoài nghi về những tiến bộ thực sự đã được thực hiện.

"Về cơ bản, điều này có vẻ giống như một âm mưu khác của Trung Quốc để giả mạo một bước đột phá trong các cuộc đàm phán trì trệ, không hồi kết", nhà phân tích chính trị tại Manila, Richard Heydarian, nói.

Xu Liping - một nhà nghiên cứu về vấn đề Đông Nam Á tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho biết Trung Quốc muốn chứng minh rằng họccó thể đạt được sự đồng thuận với ASEAN.

"Trung Quốc và Asean đang chứng minh khả năng của họ trong việc cuối cùng sẽ đạt được một thỏa thuận", ông nói.

Cẩm Anh

Nguồn DĐDN: http://enternews.vn/asean-trung-quoc-dat-buoc-tien-quan-trong-trong-dam-phan-coc-134325.html