Argentina trên con đường tìm về quá khứ

Ngày 27/10, cuộc bầu cử Tổng thống đã diễn ra tại Argentina. Theo kết quả sơ bộ (với 48% phiếu bầu), liên minh Frente de todos ('Mặt trận toàn cầu') với đảng Hustisialist (Peronist) đã giành chiến thắng.

Cristina Fernandez de Kirchner trong “ngày trở lại” cùng với Alberto Fernandez. Ảnh: Reuters

Cristina Fernandez de Kirchner trong “ngày trở lại” cùng với Alberto Fernandez. Ảnh: Reuters

Như vậy, đại diện của hai đảng này là Alberto Fernandez và Cristina Fernandez de Kirchner sẽ đảm nhận chức Tổng thống và Phó Tổng thống của Argentina vào ngày 10/12, khi người đứng đầu nhà nước đương nhiệm Mauricio Macri sẽ chuyển giao quyền lực tối cao. Theo các nhà phân tích, kết quả cuộc bầu cử khiến Argentina bỏ lỡ cơ hội phát triển và kéo nước này về với quá khứ không mấy tốt lành.

Tại sao chính quyền Mauricio Macri thất thủ?

Chiến thắng của “Bộ đôi FF” (A. Fernandez - K. Ferrnandez de Kirchner) đảm bảo cho tầng lớp trung lưu lớp dưới ở thành thị cũng như những người nghèo ở nông thôn, đặc biệt, những người chịu nhiều tác động của khủng hoảng kinh tế trong những năm gần đây có cơ hội phát triển.

Tuy nhiên, hầu hết cử tri đã không tính đến việc Tổng thống Macri và nội các của ông ngay từ đầu buộc phải giải quyết vấn đề khó khăn về kinh tế và chính trị, như cách nói ở Argentina là “hồi sinh một con mèo chết”. Họ đã bị bắt làm con tin cho những vấn đề kinh tế xã hội khó khăn mà họ thừa hưởng từ “mô hình sản xuất thành công” trong những năm trị vì của Kirchners (2003 - 2015), cũng như tình hình quốc tế tồi tệ hơn và sự phát triển của xu hướng bảo hộ trên thế giới.

Năm 2015, Macri lên nắm quyền với lời hứa sẽ tiến hành cải cách kinh tế. Ông đã hàn gắn các vết nứt hình thành trong nền kinh tế: Loại bỏ sự mất cân đối ngân sách, giảm nợ công lớn, vượt qua sự cô lập từ các tổ chức tín dụng thế giới và các quỹ, đảm bảo dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nước này, giảm gánh nặng thuế cho doanh nghiệp, kiềm chế lạm phát. Không thể nói rằng, lời hứa của chính quyền Macri là nói suông, nhưng tình huống hóa ra lại bị lãng quên đến mức, cuối cùng mọi thứ diễn ra hoàn toàn ngược lại.

Để thực hiện những cải cách quan trọng, ông Macri không có đủ thời gian. Ngoài ra, Chính phủ không có đa số trong Quốc hội, sự hỗ trợ từ các chính đảng, xã hội dân sự, các tổ chức công đoàn, hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế và niềm tin của nhà đầu tư. Theo các chuyên gia kinh tế, một tính toán sai lầm lớn là chiến thuật của “chủ nghĩa dần dần” được chính phủ lựa chọn.

Việc thực hiện những thay đổi dần dần không thể xóa bỏ gánh nặng trong một thời gian ngắn để hướng đến những cải tiến rõ rệt. Kết quả là, trong nhiệm kỳ Tổng thống của Macri, nợ công đã tăng từ 254 tỷ lên tới 323 tỷ USD, thâm hụt ngân sách từ 3,6 đến 5,3% GDP, lạm phát đã tăng từ 27,5 lên 57,3% (đứng vị trí thứ 3 trên thế giới sau Venezuela và Zimbabwe). Thuế chưa được giảm, nhưng do mức thuế cao hơn đối với giao thông công cộng và các tiện ích, thu nhập thực tế của phần lớn người dân đã giảm.

Hy vọng về một dòng vốn nước ngoài cũng không thành hiện thực. Trong khi đó, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất cơ bản vào năm 2018, nhiều nhà đầu tư đã rời khỏi thị trường Argentina. Chính phủ đã buộc phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ IMF và tổ chức này đã cấp tín dụng cho Buenos Aires với số tiền kỷ lục hơn 57 tỷ USD.

Các khoản tiền nhận được đã trả lãi cho các khoản nợ, vì vậy, các khu vực thực của nền kinh tế đã không được cấp tiền. Sự thất bại của chính sách kinh tế của chính phủ là nguyên nhân sâu xa của thất bại bầu cử (40% số phiếu) của liên minh thân chính phủ Juntos por el Cambio (Cùng nhau thay đổi).

Argentina đi về đâu?

Tổng kết 9 lần bầu cử Tổng thống (kể từ năm 1983, khi Chính phủ Dân chủ được khôi phục), có thể khẳng định rằng, với sự lên ngôi của những người theo chủ nghĩa Peronist ở Argentina, xu hướng khôi phục chủ nghĩa dân túy độc tài đang trỗi dậy. Các chuyên gia quốc tế cho rằng, đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự đảo ngược chính trị ở Argentina.

Ngoài ra, các chuyên gia còn nhấn mạnh rằng, nền kinh tế vốn đang trên bờ vực sụp đổ, cuối cùng có thể nhanh chóng bị phá vỡ, gây ra một vụ “nổ” xã hội. Đất nước này được dự đoán đang đứng trước nguy cơ mất giá mạnh của tiền tệ (peso), một vòng lạm phát mới, bay vốn, tăng nguy cơ vỡ nợ đối với nợ công và cuối cùng, lao vào một cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội khác. Nếu dự đoán là chính xác, luận điểm nổi tiếng về việc Argentina “ổn định trong sự bất ổn” sẽ được xác nhận.

Người thụ hưởng chính sau chiến thắng trong cuộc bầu cử của người Peronist là Fernandez de Kirchner. Chức vụ Phó Tổng thống sẽ cho phép bà lãnh đạo thượng viện của Quốc hội (theo Hiến pháp Argentina, Phó Tổng thống là Chủ tịch Thượng viện với một cuộc bỏ phiếu quyết định), giải thoát bản thân khỏi bị truy tố vì tham nhũng, rửa tiền và các tội phạm nghiêm trọng khác (13 vụ việc đã được khởi tố), cũng như giám sát hành động của Tổng thống trong trường hợp có bất kỳ sự bất đồng nào.

Trong khi đó, người thua cuộc lại là chính Argentina. Kết quả cuộc bầu cử cho phép hồi sinh dự án Peronist, một dự án đã biến một quốc gia giàu có tiềm năng thành một con nợ kinh niên, đẩy các giá trị cộng hòa cho dân chủ, dân túy và chủ nghĩa cô lập với thế giới.

Argentina đã bỏ lỡ một cơ hội lịch sử để thay đổi véc tơ phát triển xã hội.

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/the-gioi/argentina-tren-con-duong-tim-ve-qua-khu-4043793-b.html