Apple, Siri và tương lai của tự động hóa giọng nói di động trong iOS 12 (phần 2)

Mời bạn đọc tiếp tục tìm hiểu về tự động hóa và trợ lý ảo Siri của Apple phiên bản sắp tới qua góc nhìn của tác giả Daniel Eran Dilger trên Apple Insider gần đây.

Phần 2: Lập trình mở rộng Siri với Workflow, thất bại của nhóm đối thủ-cựu nhân viên Siri, nhận xét của độc giả đã sử dụng Siri và kỳ vọng về Siri tại WWDC 2018

Apple, các ứng dụng, Siri và tự động hóa tại WWDC 18

Hầu như tất cả các tính năng của Alexa (được gọi là Skills) đều là những công việc mà bạn có thể thực hiện bằng một ứng dụng smartphone, chỉ cần thay vào đó lệnh kích hoạt bằng giọng nói qua một cái loa. Làm cách nào để Apple đuổi kịp Amazon? Câu trả lời có thể là Workflow, ứng dụng mà công ty mua lại cách đây gần một năm qua.

Workflow biến các công việc phức tạp thành một sự kiện có thể kích hoạt

Workflow là phiên bản đồ họa của một Siri lý tưởng: cho phép bạn định nghĩa một tập hành động và kích hoạt chúng bằng cách chạm (touch) từ nhiều nơi: từ trang chủ, từ bên trong các apps (trên Share Sheet), trang Today widgets hoặc thậm chí từ Apple Watch. Được lập trình sẵn cách biến một lệnh kích hoạt (trigger) thành một hành động phức tạp, Workflow Intent for Siri có thể cho phép các ứng dụng bên thứ ba soạn thảo bất kỳ loại "skill" nào để người dùng thực hiện qua giọng nói hoặc qua đồ họa từ thiết bị iOS.

Đưa ra một cách thức để các nhà phát triển app iOS bổ sung thêm vào tự động hóa Siri, Workflow đã làm cho lợi thế khó mà vượt qua được của các Skills Alexa hầu như biến mất. Lệnh gọi pizza mà Alexa cho bạn lặp lại giờ đây có thể là câu lệnh bằng giọng nói, rất giống cách mà HomeKit cho phép các thiết bị phản ứng với một tập điều khiển qua Siri, hoặc từ điều khiển trực tiếp trong kho apps/widgets.

Bạn cần lưu ý rằng không cần phải bỏ Alexa đi thì mới có thể cải tiến hoặc làm việc tốt hơn với Siri. Người dùng có thể chọn cả hai, dùng một mic Alexa để đặt hàng trong khi dùng HomePod để lấp đầy âm thanh trong phòng khách, và cung cấp quyền truy cập thông tin cá nhân của họ. Tuy nhiên, lời đồn Apple đang muốn lãng quên Siri vì Amazon đã bán được hàng chục triệu mic Alexa trong vài năm qua thật sự không đúng ở mọi mức độ.

Những thiếu sót bất ngờ của The Information

Khi củng cố khoảng trống khổng lồ trong logic đi kèm nhiều bản báo cáo liên quan tới Siri gần đây, dường như The Information đã loại bỏ những dữ kiện thực tế để sáng tạo ra câu chuyện về "ai đó khác trong vũ trụ tiếng nói" xâm nhập vào hoặc làm xáo trộn Siri. Bài báo trên nhắc đến việc Apple cấm các cựu nhân viên Siri (đã ra đi để phát hành Viv Lab) chơi bóng rổ trong khuôn viên của mình giữa những nỗi lo các tài năng Siri (mà người ta cho là Apple không có) sẽ bị lấy mất. Bài báo không đề cập đến sự việc các nhân viên Viv (Dag Kittlaus, Adam Cheyer and Chris Brigham) không chỉ tung ra một dự án để cạnh tranh với Siri-một sự việc được công khai vào đầu 2016, mà còn tự bán mình cho Samsung vào cuối năm 2016 để tiếp tục kế hoạch được dự định trở thành Bixby hiện nay.

Nhóm Viv quảng bá sản phẩm của mình là có khả năng thực hiện những tương tác giọng nói phức tạp, có tính đối thoại cao hơn Siri, nhưng cuối cùng họ đã không thành công. Theo Wall Street Journal, Samsung đã buộc phải trở lại với các dòng code của dự án giọng nói nội bộ hiện có.

Năm ngoái, Samsung phải hoãn dịch vụ giọng nói Bixby trong sản phẩm chủ đạo được cho là sẽ tạo ra sự khác biệt: Galaxy S8. Và trong năm tới, các bài review sẽ tiếp tục mô tả nó như là "không thể tha thứ", hoặc "cách mô tả tử tế nhất có thể về nó bây giờ là: hoàn toàn không ấn tượng".

Nhóm Viv Labs tự quảng bá mình là sát thủ của Siri nhưng lại thất bại trước Siri (Ảnh: Washington Post)

Kết cục là, thay vì đưa một món "tốt hơn Siri" đến 400 triệu thiết bị như dự kiến, Bixby trở thành tính năng bị chống đối trong sản phẩm chủ đạo Galaxy S8 của Samsung và không được ủng hộ trong S9 năm nay. "Bixby, cho tới nay, là phần khủng khiếp nhất của S9", lời biên tập viên phần cứng Brian Heater viết trên TechCrunch tuần trước.

Có phải thất bại lớn của Viv trong việc đem lại cái "tốt hơn Siri" trong 3 năm qua lại có ý nghĩa trong việc giúp chúng ta hiểu rõ thị trường trợ lý ảo nhiều hơn là giai thoại Apple không muốn Vivi "dụ dỗ" các nhân viên của mình ngay trong khuôn viên Apple?

Nhận xét tính năng giọng nói từ độc giả

Phản hồi lại những mô tả ấn tượng về Siri "khổ sở" tại Apple, một độc giả của The Information đã viết: "Tôi ước gì Aaron và Kevin cũng được nhìn ra bên ngoài Bay Bubble để thấy điều gì đã thúc đẩy những người mua smartphone và "loa thông minh", và tìm ra điều họ thật sự muốn ở các trợ lý số của họ".

"Ngôi nhà của riêng tôi trở thành bãi rác với hai Echo 'First Gen' hình ống, 2 Echo Dosts, một Google Home và một HomePod, và chúng được sử dụng hầu như hoàn toàn cho các tính năng thời tiết (tất cả gần như ngang ngửa nhau), hẹn giờ (HomePod có lợi thế vì âm thanh của nó cách một phòng còn nghe đươc), chính tả (lợi thế thuộc về Echo dot vì nó rẻ và có thể được dùng thay thế máy vi tính), âm nhạc (lợi thế lớn của HomePod, nơi chỉ cung cấp dòng nhạc có thể chấp nhận được)".

"Chúng tôi có một iPhone 7, iPhone X and Samsung s8+, dựa trên đó các trợ lý ảo được dùng để thực hiện các cuộc gọi, cung cấp bản tin thời tiết, hạn giờ, báo thức và đưa ra hướng dẫn lái xe. Tôi xếp Siri và Google Assistant ngang nhau trong những công việc này. Siri thật sự hữu ích vối tôi hơn nhiều bởi vì cô ấy đang xài Apple Watch, cái mà tôi xài thường xuyên hơn các ống nói còn lại. Google Maps có thể đáng tin cậy hơn Apple Maps trong các bài kiểm tra, nhưng tôi nhận ra Apple Maps đủ tốt trong Car Play, cái mà tôi đang dùng thường xuyên hơn Android Auto".

"Bạn sẽ lưu ý rằng tôi chưa từng đề cập đến Internet vạn vật (IoT). Chúng tôi có một nhà hát tại nhà và một nhiệt kế có khả năng bật Alexa. Tôi có thể bật các skills và ghi nhớ các lệnh. Android và iOS Apps đơn giản hơn, và điều khiển Control4 đồng thời có mặt trên Apple Watch của tôi. Cả hai (Android và Apple Watch) đều có thể điều khiển đơn giản hơn khi không có giọng nói".

HomePod với âm thanh đủ tốt "cách một phòng còn nghe đươc"

Kỳ vọng về Siri tại WWDC 18

Như vậy, khi bạn có thể kỳ vọng Apple mở rộng Siri với một số ý định mới và thêm vào các công việc hỗ trợ tự động hóa bên thứ ba trong Workflow, đừng kỳ vọng công ty sẽ mô phỏng hệ sinh thái Amazon Skills giá trị cực thấp. Những gì hệ sinh thái Amazon Skills đem lại cho người dùng là rất ít, ngoài một cách dùng apps rất vụng về: dùng mà không cần nhìn vào chúng. Đó là cách mà Google đã cố gắng bắt chước Alexa một cách tuyệt vọng.

Mặt khác, hiện Apple đã mở rộng cách thức để các dịch vụ Siri khác nhau cùng hợp tác trên một mạng lưới, một vấn đề mà cả Amazon hay Google đều chưa có. Đây là một công việc đang được hoàn thành, nhưng hiện nay HomePod đã làm tốt việc giữ cho iPhone của bạn im lặng khi cả hai đang lắng nghe lời chào "Hey Siri".

Một tính năng khác được kỳ vọng cải thiện là Continuity handoff (chuyển tải hoạt động) giữa các thiết bị, như cho phép HomePod ủy quyền các câu hỏi cho iPhone hoặc Apple Watch khi nó không thể trả lời chúng, thậm chí có khả năng cùng chia sẻ một giao diện người dùng (UI) trên điện thoại và đồng hồ của bạn trong khi bạn ra lệnh cho HomePod.

Sự tích hợp tương tự giữa HomePod với AppleTV cho phép bạn yêu cầu nó chơi một chương trình cụ thể, và dường như cũng có khả năng cho phép các nhà phát triển tvOS bên thứ ba xây dựng các loại app và game mới có thể lắng nghe các phản hồi và các lệnh sử dụng các loại micro tuyệt vời của HomePod. HomePod cũng sẽ có khả năng mở rộng năng lực hỗ trợ các loại yêu cầu mới, đồng thời mở rộng những apps và dữ liệu nào mà nó có thể truy cập trong tài khoản Family Sharing. Bạn cũng có thể kỳ vọng Apple mở rộng Type to Siri như một cách kêu gọi lịch sự các tìm kiếm kiểu Siri mà không dùng đến giọng nói của bạn.

Đến phiên mình, bạn mong đợi WWDC 18 sẽ giới thiệu điều gì về Siri, Workflow, HomePod và Continuity?

Linh Trần (Theo Apple Insider)

Nguồn VnReview: http://vnreview.vn/tin-tuc-san-pham-moi/-/view_content/content/2443261/apple-siri-va-tuong-lai-cua-tu-dong-hoa-giong-noi-di-dong-trong-ios-12-phan-2