Áp dụng công nghệ trong cá nhân hóa giảng dạy tiếng Anh bậc tiểu học

Việc dạy tiếng Anh đang được tối ưu bằng công nghệ và phương pháp sư phạm mới, nhờ đó phát huy tối đa tiềm năng từng học sinh.

Mỗi đứa trẻ sở hữu năng khiếu khác nhau. Nếu áp đặt một khuôn mẫu cho tất cả sẽ hạn chế niềm đam mê và lãng phí tài năng của các em. Trong nền giáo dục hiện đại, việc dạy tiếng Anh đang được tối ưu bằng các công nghệ giúp cá nhân hóa, phát triển năng lực riêng của từng em nhỏ.

Đa dạng cá tính, năng lực trong lớp học

“Mọi người đều là thiên tài. Nhưng nếu đánh giá sự thông minh của một con cá qua khả năng leo cây, thì cả đời con sẽ tin rằng mình là kẻ ngốc nghếch” - Albert Einstein đã chia sẻ quan niệm này sau khi trải qua tuổi thơ được cho là trẻ chậm phát triển. Khoa học đã tìm ra 8 kiểu thông minh tồn tại ở con người như âm nhạc, vận động, logic - toán học, giao tiếp, thị giác… Thậm chí cùng một tri thức, mỗi người lại tiếp thu, phân tích theo những cách thức, cấu trúc tư duy khác nhau.

Bài giảng số sinh động dễ thu hút sự tò mò, trí tưởng tượng của học sinh.

Bài giảng số sinh động dễ thu hút sự tò mò, trí tưởng tượng của học sinh.

Để đáp ứng nhu cầu của từng học sinh, các chuyên gia giáo dục nỗ lực tìm ra các phương pháp, mô hình sư phạm để cá nhân hóa (personalized learning) chương trình học tập theo năng lực và sức tiến bộ của từng người.

Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, sĩ số lớp đông và cách xếp loại đại trà đang đánh giá học sinh qua một thước đo đồng nhất. Điều này bỏ lại một số học sinh có đặc tính khác biệt về tiếp thu.

Mỗi đứa trẻ có thể thông minh theo 8 kiểu khác nhau.

Trong khi chờ một mô hình giáo dục lý tưởng về cá nhân hóa, các giáo viên, chuyên gia giáo dục cố gắng nhóm hóa sĩ số lớp học; từ đó thu hẹp không gian học tập để mỗi em tăng độ tập trung, có thêm thời gian bày tỏ, tương tác với giáo viên, bạn bè và bài học.

Ví dụ như trong lớp học iSmart, thay vì cả lớp cắm cúi làm một bài tập, thầy Geoffrey Roubin - giáo viên bậc tiểu học tại TP.HCM - sẽ yêu cầu mỗi nhóm học sinh đo đạc kích thước 5-6 đồ vật khác nhau. Sau đó, các em thực hiện các phép đổi đơn vị, tính chu vi hình tròn, chữ nhật, trao đổi kết quả với bạn bè, giáo viên.

Với chương trình tiếng Anh liên kết, giáo viên hiểu rõ học sinh trong lớp với những tính cách, sở thích, điểm mạnh, điểm yếu khác nhau.

Cô Nguyễn Thị Hởi - giáo viên iSmart bậc tiểu học tại Hà Nội - cho biết: “Khi nhận lớp, tôi luôn trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để hiểu hơn về học sinh. Sức học, cá tính của các em rất đa dạng. Các bé yếu hơn thường được xếp ngồi bàn đầu để giáo viên tiện hỏi han, theo dõi. Những học sinh có cá tính đặc biệt, mình tạo cơ hội để các bé hoạt động, thể hiện”.

Tài nguyên tự học trực tuyến iTO

Lo lắng con không theo kịp bạn bè, nhiều phụ huynh tạo ra áp lực bài tập về nhà cho con. Chia sẻ nỗi lo này, đội ngũ chuyên gia giáo dục và công nghệ của iSmart đã phát triển iTO (iSmart tutoring online - hệ thống tự học trực tuyến) và ứng dụng trên điện thoại DigiVocab (ứng dụng từ điển gồm hình ảnh và âm thanh). Hai ứng dụng này cung cấp nguồn tài nguyên học tập tùy theo năng lực và tiến độ của người học.

Một bối cảnh hoạt hình trong hệ thống tự học trực tuyến iTO dành cho học sinh tiểu học

“Đây là bước đi trên hành trình iSmart cá nhân hóa chương trình học tiếng Anh cho học sinh tiểu học. Nền tảng iTO cung cấp bài giảng, bài tập, trò chơi trí tuệ nâng cao, phù hợp với tâm lý trẻ nhỏ, bám sát tiến độ của bài giảng số tại lớp. Ứng dụng được thiết kế tương thích với khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo” - ông Trương Minh Châu - Giám đốc Đào tạo iSmart Education cho biết.

Đóng vai trò như gia sư ảo, iTO giúp học sinh ôn bài trên lớp, thẩm thấu tiếng Anh qua các đoạn phim (video), trò chơi (game), bộ câu hỏi về kiến thức toán và hiện tượng khoa học diễn ra hàng ngày.

Vào đầu năm học 2019-2020, học sinh iSmart sẽ nhận tài khoản đăng nhập miễn phí iTO và ứng dụng DigiVocab để có thêm công cụ thực hành ngoại ngữ tại nhà.

Giao diện ứng dụng trên điện thoại DigiVocab, gồm hình ảnh, âm thanh về từ vựng tiếng Anh.

Hai nền tảng trên là lợi ích cộng thêm dành cho học sinh, không mang tính chất bắt buộc như bài tập về nhà, giúp học sinh ôn nhanh kiến thức vừa học trên lớp vào buổi sáng. Đây cũng là công cụ đáp ứng nhu cầu của phụ huynh ở vùng sâu vùng xa, không có chuyên môn ngoại ngữ nhưng muốn kèm cặp con môn tiếng Anh, theo dõi quá trình chuyên cần và sức tiến bộ của con.

Với sứ mệnh đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 tại Việt Nam, iSmart từng bước ứng dụng công nghệ vào bài giảng số cho giáo viên, phát triển nhiều nền tảng tự học cho học sinh. Đồng thời, iSmart đã cá nhân hóa chương trình dạy học để khơi gợi tiềm năng và tinh thần chinh phục tri thức ở mỗi trẻ em.

Thái Trà

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/ap-dung-cong-nghe-trong-ca-nhan-hoa-giang-day-tieng-anh-bac-tieu-hoc-post979595.html