Antonov An-225, gã khổng lồ lỡ hẹn với bầu trời trong kho ở Ukraine

Chiếc máy bay Antonov An-225, một trong những di sản ngoạn mục nhất của hàng không Liên Xô cũng như thế giới, nằm trong kho gần 3 thập kỷ qua và đang chờ được hồi sinh.

Antonov An-225, máy bay vận tải lớn nhất thế giới do Phòng thiết kế Antonov của Liên Xô cũ, nay thuộc Ukraine chế tạo. An-225 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1988. 2 chiếc được lên kế hoạch nhưng chỉ một được hoàn thành và đang hoạt động. Việc Liên Xô sụp đổ khiến chiếc máy bay An-225 thứ 2 đang sản xuất ở Ukraine không kịp hoàn thành.

Antonov An-225, máy bay vận tải lớn nhất thế giới do Phòng thiết kế Antonov của Liên Xô cũ, nay thuộc Ukraine chế tạo. An-225 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1988. 2 chiếc được lên kế hoạch nhưng chỉ một được hoàn thành và đang hoạt động. Việc Liên Xô sụp đổ khiến chiếc máy bay An-225 thứ 2 đang sản xuất ở Ukraine không kịp hoàn thành.

Chiếc An-225 thứ 2 chưa hoàn thành được bảo quản tại nhà máy của Antonov ở ngoại ô Kiev, Ukraine. Nó là một trong những di sản ngoạn mục nhất của kỹ thuật hàng không Liên Xô cũng như của thế giới.

An-225 được chế tạo cho nhiệm vụ vận chuyển tàu con thoi Buran, một chương trình không gian vũ trụ đầy tham vọng của Liên Xô nhằm bắt kịp Mỹ. Năm 1991, chiếc An-225 đầu tiên vận chuyển thành công tàu con thoi Buran đến bãi phóng Baikonur ở Kazakhstan.

Chiếc An-225 thứ 2 bắt đầu được chế tạo vào năm 1989. Tuy nhiên, việc Liên Xô sụp đổ vào năm 1991 khiến kế hoạch đưa chiếc An-225 thứ 2 lên bầu trời trở nên dang dở.

Chương trình không gian Liên Xô bị hủy bỏ, An-225 không có tàu vũ trụ để chở và nhu cầu về máy bay vận tải khổng lồ cũng rất ít. Ở thời điểm ngưng sản xuất, chiếc máy bay đã hoàn thành khoảng 60-70% khối lượng công việc.

An-225 có sải cánh tới 88,4 m, dài 84 m, cao 18 m, trọng lượng cất cánh tối đa tới 640 tấn. Nó là máy bay lớn nhất thế giới từng được chế tạo và đang hoạt động.

Trong khi chiếc An-225 đầu tiên đang nắm giữ 240 kỷ lục hàng không, gồm vận chuyển hàng hóa thương mại nặng nhất và lớn nhất. Chiếc An-225 thứ hai vẫn mòn mỏi chờ đợi được lăn bánh khỏi nhà xưởng.

Gennadiy Silchenko, giám đốc chương trình An-225 của Antonov, nói với CNN rằng cần khoảng 250-350 triệu USD để hồi sinh chiếc An-225 thứ 2, một cái giá không hề rẻ đối với bộ khung đã có tuổi đời hơn 20 năm.

Theo thời gian, lốp máy bay và nhiều bộ phận đã bị hư hại nhưng ông Silchenko khẳng định chiếc máy bay sẽ như mới khi được hoàn thành. Ông tin rằng một ngày nào đó, chiếc An-225 thứ 2 sẽ cất cánh lên bầu trời.

Năm 2016, Trung Quốc bày tỏ sự quan tâm đến việc mua lại máy bay, cũng như công nghệ để hoàn thành nó. Tuy vậy, kế hoạch gặp khó khăn trong việc vận chuyển khung máy bay và các bộ phận đến Trung Quốc. Hiện tại, Antonov khẳng định máy bay phải được hoàn thành tại Ukraine.

Tuy vậy, giới phân tích hàng không hoài nghi khả năng chiếc An-225 thứ hai được hồi sinh. Nga hiện nắm giữ nhiều công nghệ quan trọng để tái sản xuất An-225. Ngoài ra, nhu cầu về máy bay vận tải khổng lồ như An-225 là rất ít.

Nga khoe hỏa lực tên lửa phòng thủ bờ biển ở Bắc Cực Hạm đội Biển Bắc, Hải quân Nga, vừa thử nghiệm tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion ở Bắc Cực, nhằm đánh giá hiệu suất hoạt động ở khu vực thời tiết khắc nghiệt.

Trung Hiếu
(Ảnh: CNN)

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/antonov-an-225-ga-khong-lo-lo-hen-voi-bau-troi-trong-kho-o-ukraine-post881668.html