Anh - Mỹ hợp lực thành một nhóm tác chiến tàu sân bay chung

Các quan chức quốc phòng Mỹ và Anh trong tháng 1-2021 đã ký một thỏa thuận cho phép 2 quốc gia hợp nhất lực lượng thành một nhóm tác chiến tàu sân bay chung vào năm 2021. Mô hình này sẽ hoạt động thế nào và có sự góp mặt của các tàu cùng máy bay loại nào của hải quân Mỹ và Anh?

“Việc triển khai này cho thấy sức mạnh của mối quan hệ song phương của chúng ta và thể hiện khả năng tương tác giữa Anh - Mỹ, cả hai đều là những nguyên lý quan trọng của chiến lược quốc phòng Mỹ”, thông báo của Lầu Năm Góc về thỏa thuận cho biết.

“Việc triển khai này cho thấy sức mạnh của mối quan hệ song phương của chúng ta và thể hiện khả năng tương tác giữa Anh - Mỹ, cả hai đều là những nguyên lý quan trọng của chiến lược quốc phòng Mỹ”, thông báo của Lầu Năm Góc về thỏa thuận cho biết.

Các nhóm tác chiến tàu sân bay, bao gồm một tàu sân bay và các tàu bảo vệ và hỗ trợ nó, là một số trong những phương tiện triển khai lực lượng mạnh nhất đối với bất kỳ quân đội nào.

Dẫn đầu nhóm tác chiến tàu sân bay tiêu chuẩn của Hải quân Mỹ thường là một trong những siêu tàu sân bay lớp Nimitz, trong khi các tàu sân bay lớp Ford dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong tương lai gần.

Tàu sân bay của Mỹ thường đi kèm với ít nhất một tàu tuần dương, 2 tàu khu trục hoặc khinh hạm và các tàu khác như tàu ngầm hạt nhân hoặc tàu tiếp tế để hỗ trợ các hoạt động cụ thể

Mỗi tàu sân bay này duy trì một phi đội tới 70 chiếc máy bay, nên sức công phá của nó vô cùng mạnh. Hải quân Mỹ hiện đang vận hành các chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet và sẽ sớm đưa máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35C vào hoạt động của họ.

Nhìn chung, một nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ thường có hơn 7.500 nhân viên và trang bị đủ hỏa lực thông thường để đạt được các mục tiêu chiến thuật và chiến lược trên quy mô rộng.

Tại bất kỳ thời điểm nào, Mỹ duy trì 10 nhóm tác chiến tàu sân bay như vậy trên khắp thế giới.

Trong khi đó, Vương quốc Anh chỉ duy trì một nhóm tác chiến tàu sân bay có quy mô nhỏ hơn bất kỳ nhóm tác chiến nào của Mỹ.

Nhóm tác chiến tàu sân bay của Anh có tổng số 9 tàu, trong đó tàu sân bay HMS Queen Elizabeth, 2 khinh hạm, 2 khu trục hạm, 1 tàu bổ sung và một tàu hỗ trợ kiên cố.

Queen Elizabeth là tàu chiến lớn nhất từng được đóng cho Hải quân Hoàng gia Anh. Nó không chạy bằng năng lượng hạt nhân như các tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ và có lượng choán nước khoảng 65.000 tấn so với 100.000 tấn của Nimitz.

Mặc dù tàu sân bay Queen Elizabeth có thể không lớn bằng các đối tác của Mỹ, nhưng nó vẫn có một sức mạnh khủng khiếp. HMS Queen Elizabeth có khả năng hỗ trợ hơn 65 máy bay và dự định sử dụng 24 đến 35 máy bay chiến đấu F-35B cùng với 14 máy bay trực thăng khác vào bất kỳ thời điểm nào.

Vào năm 2021, nhóm tác chiến tàu sân bay của Anh sẽ tham gia cùng với USS The Sullivans, một tàu khu trục lớp Arleigh Burke đóng tại Mayport, Florida.

Mỗi tàu khu trục lớp Arleigh Burke có thể mang theo 56 tên lửa hành trình Raytheon Tomahawk. Mỗi quả tên lửa Tomahawk có thể tấn công các mục tiêu cách xa tới 1.550 dặm.

Nhóm tấn công chung đó sẽ được hỗ trợ trên không bởi 10 trong số các biến thể chiến đấu cơ F-35 có khả năng cất cánh ngắn, hạ cánh thẳng đứng thuộc Thủy quân lục chiến Mỹ

“Năm tới, HMS Queen Elizabeth sẽ dẫn đầu một nhóm đặc nhiệm của Anh và đồng minh trong chiến dịch triển khai tham vọng nhất của chúng tôi trong 3 thập kỷ qua”, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết.

Thủ tướng Anh nói rằng, họ sẽ triển khai thêm các khí tài hải quân của mình tại các khu vực quan trọng nhất trên thế giới, bảo vệ các tuyến vận tải cung cấp hàng hóa cho quốc gia Anh và Mỹ

Hải Yến

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-anh-my-hop-luc-thanh-mot-nhom-tac-chien-tau-san-bay-chung-post456757.antd