Ảnh màu cực hiếm về cố đô Kyoto của Nhật Bản năm 1912

Khám phá những nét văn hóa độc đáo của cố đô Kyoto của Nhật Bản qua loạt ảnh do nhiếp ảnh gia người Pháp Stéphane Passet thực hiện năm 1912.

Hai geisha đứng bên một maiko (geisha tập sự) tại khu vườn của một okiya, nơi các geisa hành nghề, Kyoto, Nhật Bản năm 1912. Theo quy định của nghề geisha, các maiko mặc áo cổ đỏ, còn geisa mặc áo cổ trắng. Ảnh: Stéphane Passet/Collections.albert-kahn.hauts-de-seine.fr.

Hai geisha đứng bên một maiko (geisha tập sự) tại khu vườn của một okiya, nơi các geisa hành nghề, Kyoto, Nhật Bản năm 1912. Theo quy định của nghề geisha, các maiko mặc áo cổ đỏ, còn geisa mặc áo cổ trắng. Ảnh: Stéphane Passet/Collections.albert-kahn.hauts-de-seine.fr.

Hai maiko trong một nhà okiya ở Kyoto.

Geisha tên Matsumoto Tome tại nơi hành nghề của mình.

Sân khấu kịch nō tại chùa Bukko-ji (Phật Quang Tự) ở Kyoto. Nō hay Nōgaku là một thể loại quan trọng trong nghệ thuật kịch truyền thống Nhật Bản, được biểu diễn từ thế kỷ 14.

Góc nhìn cận cảnh về sân khấu kịch nō chùa Bukko-ji.

Phông nền trang trí trên sân khấu.

Hai diễn viên kịch nō tái hiện cuộc chiến giữa Benkei và Minamoto Yoshitsune trong vở kịch Hashi-Benkei.

Diễn viên vào vai Ozawa-no-Gyobu Tomofusa trong vở kịch Mochizuki.

Nhân vật thần cáo Inari trong vở kịch Kokaji.

Nhân vật trong vở kịch Hagoromo.

Nhân vật trong vở kịch Sumidagawa.

Nghệ sĩ kịch nō Kinnosuke Kongo (1854 to 1923) giới thiệu hai bộ kosode (loại trang phục ngắn tay của Nhật Bản và là tiền thân của kimono) làm bằng lụa kara-ori dùng trong biểu diễn.

Bộ kosode với hoa văn thuyền hình sóng, chim và hoa, đặt trên iko - loại giá treo trang phục truyền thống làm bằng gỗ phủ sơn mài.

Bộ kosode họa tiết quạt và hoa.

Một loại vải dùng để may trang phục kịch nō.

Mặt nạ kịch nō miêu tả linh hồn báo thù Hannya.

Mặt nạ Okina (Ông già), dùng trong kịch nō, đồng thời được người Nhật xưa coi là vật phẩm tượng trưng cho tuổi thọ và sự thịnh vượng.

Mặt nạ quỷ Fudo.

Mời quý độc giả xem video Tháp Tokyo Skytree - kiến trúc cao nhất Nhật Bản. nguồn: Truyền hình Nhân Dân.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/anh-mau-cuc-hiem-ve-co-do-kyoto-cua-nhat-ban-nam-1912-1813565.html