Ảnh hiếm chưa từng được hé lộ trong hôn lễ vị vua cuối cùng của Trung Quốc

Năm 1922, vua Phổ Nghi đã thành hôn với người vợ đầu tiên của mình, cũng là người sau này trở thành mẫu nghi thiên hạ của Đại Thanh - Hoàng hậu Uyển Dung.

Hoàng đế Phổ Nghi, tên đầy đủ là Ái Tân Giác La Phổ Nghi, là vị hoàng đế thứ 12 và là hoàng đế cuối cùng của triều đại Mãn Thanh nói riêng và của chế độ quân chủ trong lịch sử Trung Quốc nói chung. Là vị vua cuối cùng của nhà Thanh, cuộc đời của vua Phổ Nghi trải qua nhiều thăng trầm cũng như chứng kiến những cột mốc quan trọng trong lịch sử Trung Quốc.

Hoàng đế Phổ Nghi, tên đầy đủ là Ái Tân Giác La Phổ Nghi, là vị hoàng đế thứ 12 và là hoàng đế cuối cùng của triều đại Mãn Thanh nói riêng và của chế độ quân chủ trong lịch sử Trung Quốc nói chung. Là vị vua cuối cùng của nhà Thanh, cuộc đời của vua Phổ Nghi trải qua nhiều thăng trầm cũng như chứng kiến những cột mốc quan trọng trong lịch sử Trung Quốc.

Ông được nhận định là một nhân vật chính trị quan trọng, đồng thời cũng là một vị vua có cuộc đời bi kịch.Không những buộc phải từ bỏ cơ nghiệp hơn 2 thế kỷ của tổ tông, vua Phổ Nghi còn có cuộc sống hôn nhân đầy bất hạnh. Vị Hoàng đế cuối cùng này thậm chí còn là vị vua hiếm hoi trong lịch sử Trung Quốc từng bị vợ công khai ly hôn.

Mặc dù từng có tới 5 bà vợ, nhưng một trong những người phụ nữ đóng vai trò quan trọng nhất trong cuộc đời ông phải kể đến người vợ đầu tiên - Hoàng hậu Uyển Dung. Tuy rằng hai người không có một kết cục có hậu, nhưng hôn lễ của họ từng là một buổi lễ hoành tráng bậc nhất thời kì đó. Ngày 30/11/1922, ông thành hôn với Quách Bố La Uyển Dung và lập bà làm Chính cung Hoàng hậu.

Hoàng hậu Uyển Dung sở hữu nhan sắc kiêu sa, xinh đẹp, sinh trưởng trong gia quý tộc Mãn Thanh có tinh thần tự do, tân tiến. Bản thân bà cũng được tiếp xúc với văn hóa phương Tây thông qua âm nhạc, hội họa, tiếng Anh... từ nhỏ.Bậc quân vương ngày ấy dùng kiệu 8 người khiêng, đón người vợ đầu tiên trong cuộc đời mình bước chân vào Tử Cấm Thành rộng lớn.

Năm 18 tuổi, Uyển Dung được gả cho vua Phổ Nghi. Lúc đó, triều đình nhà Thanh đã bị lật đổ và hoàng gia chỉ là bù nhìn. Tuy thế, họ vẫn được giữ danh hiệu và một số đặc quyền khác; một trong những đặc quyền đó là tổ chức lễ thành hôn trong Tử Cấm Thành. Chính vì thế, ngày 30/11/1922, Uyển Dung chính thức trở thành Hoàng hậu của nhà Thanh.

Trong ngày thành hôn của Hoàng đế, các bá quan văn võ tề tựu đông đủ ở cổng thành.

Phòng tân hôn được chuẩn bị cho đêm động phòng của Hoàng đế và Hoàng hậu.

Ở thời kỳ đó, những con búp bê Phương Tây đã xuất hiện ở Trung Quốc và được giới quý tộc, đặc biệt là hoàng gia yêu thích.

Các vị Cách Cách, A Ca cũng có mặt tham dự lễ cưới của vua Phổ Nghi.

Hoàng hậu Uyển Dung trang nhã trong bộ lễ phục thành hôn.

Nhan sắc của Hoàng hậu Uyển Dung luôn được đánh giá là nổi trội bậc nhất trong hậu cung nhà Thanh. Trong ngày thành hôn, bà có vẻ đẹp vừa sang trọng, vừa hiện đại lại không kém phần ngọt ngào, ngây thơ của cô thiếu nữ 18 tuổi.

Hoàng đế và Hoàng hậu chụp ảnh kỷ niệm trong ngày cưới cùng các vị khách phương Tây.

Theo CHAN/Helino

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/anh-hiem-chua-tung-duoc-he-lo-trong-hon-le-vi-vua-cuoi-cung-cua-trung-quoc-1366932.html