Ảnh cực quý về các lễ hội xuân ở miền Bắc một thế kỷ trước

Mưa xuân trong lễ hội chùa Hương, đám rước kiệu trong lễ hội Phủ Giày, múa rồng trong lễ hội đền Voi Phục... là loạt ảnh đặc sắc về các lễ hội xuân nổi tiếng ở miền Bắc thập niên 1920.

Quang cảnh tại bến Đục, điểm xuất phát của khách hành hương trong lễ hội chùa Hương, mùa xuân năm 1927.

Quang cảnh tại bến Đục, điểm xuất phát của khách hành hương trong lễ hội chùa Hương, mùa xuân năm 1927.

Từ sân chùa Thiên Trù nhìn ra cổng tam quan trong cơn mưa phùn ngày xuân, lễ hội chùa Hương năm 1927.

Nhóm phụ nữ vận chuyển đồ thờ tự chuẩn bị cho đám rước của lễ hội Phủ Giày ở Nam Định thập niên 1920.

Đám rước kiệu di chuyển trên đường làng trong lễ hội Phủ Giày, thập niên 1920.

Kiệu thờ và các đồ lễ được đặt ở sân đền để chuẩn bị cho đám rước tôn vinh Hai Bà Trưng trong lễ hội đền Đồng Nhân, Hà Nội thập niên 1920.

Đám rước đi qua cổng đền trong lễ hội đền Đồng Nhân, thập niên 1920.

Đoàn múa rồng thu hút mọi ánh nhìn trong đám rước của lễ hội đền Voi Phục, Hà Nội năm 1928.

Chiếc kiệu chính của lễ hội đền Voi Phục được chạm trổ cầu kỳ, ngồi trên kiệu là tượng Đức thánh Linh Lang, 1928.

Người dân đi trẩy hội làng Dương Liễu ở tỉnh Hà Đông năm 1928. Ngôi làng này ngày nay là xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Cao trào của lễ hội làng Dương Liễu là màn tái hiện cảnh luyện quân, bài binh bố trận và tài thao lược chiến đấu của tướng Lý Phục Man thời giúp nước, 1928.

Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/anh-cuc-quy-ve-cac-le-hoi-xuan-o-mien-bac-mot-the-ky-truoc-1497343.html