Ảnh cực hiếm về cuộc chiến đầu tiên của Mỹ ở châu Âu

Tới tận tháng 4/1917, Mỹ mới chính thức tuyên chiến với Đức và đưa quân tới châu Âu tham gia Chiến tranh Thế giới thứ nhất.

Mỹ tuyên chiến với Đức vào ngày 6/4/1917 - khi cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất đã bắt đầu được ba năm nhưng hồi kết khi cả phe Hiệp ước lẫn phe Liên minh không giành đợi thắng lợi mang tính chiến lược nào trên chiến trường châu Âu. Kể cả sau khi Mỹ tham chiến cục diện chiến tranh vẫn không thể thay đổi. Nguồn ảnh: BI.

Mỹ tuyên chiến với Đức vào ngày 6/4/1917 - khi cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất đã bắt đầu được ba năm nhưng hồi kết khi cả phe Hiệp ước lẫn phe Liên minh không giành đợi thắng lợi mang tính chiến lược nào trên chiến trường châu Âu. Kể cả sau khi Mỹ tham chiến cục diện chiến tranh vẫn không thể thay đổi. Nguồn ảnh: BI.

Ngay từ đợt tiến công đầu tiên của Quân đội Mỹ tại Cantigny, phía Mỹ đã bắt giữ được khoảng 100 tù binh Đức. Nguồn ảnh: BI.

Những trận chiến lớn nhất mà Mỹ tham gia trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất diễn ra ở Chateau - Thierry, một địa danh nằm cách Paris chỉ khoảng 80 km. Nguồn ảnh: BI.

Ngày 6/6/1917, quân Mỹ tung ra chiến dịch tấn công kéo dài 3 tuần nhằm tạo áp lực buộc Đức phải rút lui hoặc dừng tấn công trong thời gian dài. Tuy nhiên do quân tiếp viện đến kịp thời, Đức đã đủ sức chống trả lại Mỹ. Nguồn ảnh: BI.

Trong ngày đầu tiên của chiến dịch, Mỹ đã phải chịu khoảng 1000 thương vong. Quân Đức kiên cường chống đỡ 9 cuộc tấn công. Tới ngày 26/6, phía Đức tuyên bố chiến thắng, Mỹ dừng tấn công. Nguồn ảnh: BI.

Bức ảnh được ghi lại từ trận Marne - có thể dễ dàng nhận thấy trong ảnh có các xe tăng của Anh tiến công dưới mặt đất và máy bay chiến đấu trên không trung hỗ trợ lính bộ binh Mỹ tiến công. Nguồn ảnh: BI.

Lính Mỹ bắt giữ tù binh Đức sau trận chiến diễn ra ở St. Mihiel Salient năm 1918. Nguồn ảnh: BI.

Lính Mỹ chuẩn bị tấn công phá vỡ phòng tuyến Hindenburg. Thực tế, cuộc tấn công này phía Mỹ tổ chức sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất đã chuẩn bị kết thúc với phần thắng chắc chắn nghiêng về phe Liên minh. Nguồn ảnh: BI.

Một tổ pháo 37mm cỡ nhỏ chuyên sử dụng để chống tăng. Trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, dù xe tăng còn rất kém cỏi và thiếu hiệu quả nhưng thậm chí vũ khí chống tăng còn kém hơn nhiều. Nguồn ảnh: BI.

Quân Đức chấp nhận các điều khoản đầu hàng, bàn giao vũ khí và chiến tuyến lại cho phía Mỹ sau khi nước Đức đầu hàng vô điều kiện, kết thúc cuộc Đại chiến. Nguồn ảnh: BI.

Tham chiến trực tiếp chưa đầy một năm, tuy nhiên phía Mỹ cũng có tới hơn 100.000 lính thiệt mạng. Điều đáng nói là trong số này, có tới 63.000 lính thiệt mạng do bệnh tật, chỉ khoảng hơn 50.000 thiệt mạng do giao tranh. Nguồn ảnh: BI.

Mời độc giả xem Video: Lính Mỹ gốc phi tham chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/anh-cuc-hiem-ve-cuoc-chien-dau-tien-cua-my-o-chau-au-1141717.html