Anh bất lực khi tàu ngầm Nga hoạt động ngay trước mũi

NATO chợt 'ngộ' ra rằng mình bất lực trước các tàu ngầm mới nhất của Nga

Đó là tiêu đề và phụ đề bài viết của chuyên gia quân sự Nga, Đại tá hải quân Xergey Ishenko (chúng tôi đã nhiều lần giới thiệu các bài viết của ông). Bài đăng trên “ Svobodnaia Pressa” ngày 10/7/2018, xin giới thiệu lại cùng bạn đọc.

Trên ảnh: Tàu ngầm hạt nhân Nga "Severodvinsk" (Ảnh: mil.ru)

Trên ảnh: Tàu ngầm hạt nhân Nga "Severodvinsk" (Ảnh: mil.ru)

Mới đây, Đô đốc, Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Anh Philipp Jones tuyên bố với Kênh truyền hình Sky News là ngay trong tương lai gần Hải quân Anh sẽ tăng mạnh số lượng tàu chiến và máy bay chống ngầm cho cụm hải quân đang hoạt động tại Bắc Đại Tây Dương của nước này.

Theo đô đốc Philipp Jones, Anh buộc phải làm như vậy vì xuất phát từ sự “quan ngại” ngày càng tăng trước việc “Hải quân Nga đang phục hồi rất nhanh tiềm lực và ráo riết mở rộng quy mô hoạt động ” (Bắc Đại Tây Dương-ND). Và tiếp theo: “Chúng ta (Anh) dứt khoát phải có các phản ứng đáp trả trước những động thái này (của Nga)”.

Không thể không chỉ ra một sự trùng hợp- tuyên bố của Đô đốc Tư lệnh Hải quân Anh Philipp Jones được đưa ra không lâu sau khi có một thông báo với nội dung tương tự từ phía giới chỉ huy quân sự Mỹ.

Như đã biết, ngày 7/5/2018, Chính phủ Mỹ đã bất ngờ công bố quyết định tái thành lập Hạm đội Hai của Hải quân Mỹ- một hạm đội được giải thế cách đây không lâu- mới chỉ 7 năm trước đây (2011).

Chính “cựu” Hạm đội Hai rất mạnh với Bộ tham mưu đóng tại Norfolk đã từng là hạm đội chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh cho các lợi ích Mỹ tại Đại Tây Dương cho đến trước năm 2011(cho đến khi giải thể-ND). (chúng tôi đã giới thiệu các nhận định của Đại tá Xergey Ishenko về vấn đề này qua bài “Mỹ lập “Hạm đội hai' đối phó tàu ngầm lớp Yasen Nga” - DVO, 28/6/2018-ND.)

Sau đó, Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ, Đô đốc John Richardson trong bài phát biểu của mình trên tàu sân bay USS George H. W. Bush cũng đã giải thích rõ thêm là quyết định tốn kém của Mỹ khôi phục lại Hạm đội Hai- đấy là một biện pháp bắt buộc.

Và biện pháp này, theo ông, đó là “phản ứng của Mỹ trước những sự thay đổi đang diễn ra nhanh chóng trong lĩnh vực an ninh trong thời đại cạnh tranh giữa các siêu cường”. Ông cũng đồng thời nhấn mạnh rằng Bắc Đại Tây Dương đang trở thành một khu vực mà tình trạng đối đầu quân sự giữa các đồng minh Phương Tây với Nga đang ngày càng căng thẳng.

Tuy nhiên, NATO sẽ lấy ở đâu ra hàng trăm tàu chiến và tàu bảo đảm, cũng như rất nhiều máy bay và máy bay lên thẳng để tái lập Hạm đội Hai Mỹ và nhanh chóng tăng cường sức mạnh cho cụm tàu Hải quân Anh ở Bắc Đại Tây Dương?

Dù có mong muốn và nỗ lực đến mấy thì trong vòng hai ba năm tới cũng không thể đóng được một số lượng tàu lớn và cho xuất xưởng một số lượng máy bay cũng lớn không kém như vậy. Nếu thế thì có nghĩa là, (NATO) phải rút bớt lực lượng từ những hướng chiến lược khác.

Thực ra, chính cách tiếp cận như vậy (rút lực lượng từ các hướng chiến lược khác) đã được Tư lệnh Các lực lượng hải quân NATO, Phó đô đốc Clive Johnston đề xuất từ năm 2016 khi trả lời phỏng vấn tuần báo Jane’s Defence Weekly.

Lúc đó ông này đã không loại trừ khả năng là sẽ có một đợt tái tổ chức (lực lượng hải quân NATO -ND) quy mô lớn. Một trong số các biện pháp tái tổ chức đó- điều động một số tàu chiến của các đồng mình Phương Tây đang có mặt tại những vùng “lửa” theo đúng nghĩa đen của từ này như Địa Trung Hải và Vịnh Ba Tư để đưa về khu vực gần bờ biển Anh và Na Uy.

Và đây (phương án trên) đã làm nhiều người ngạc nhiên. Bởi vì ngay tại Nga, cả những chuyên gia chuyên nghiệp am hiểu theo dõi sát sự phát triển của các sự kiện trong lĩnh vực quân sự, cũng không hề nhận thấy có sự gia tăng đột ngột tình trạng căng thẳng chính trị- quân sự nào ở Bắc Đại Tây Dương.

Đối với chúng ta (Nga), những khu vực đang được quan tâm nhiều nhất, nổi cộm nhất chính là Địa Trung Hải, Vịnh Ba Tư, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, cả khu vực Trung và Cận Đông nói chung.

Tại sao lại như vậy? Tại sao London và Washington lại có cách nhìn nhận khác với Matxcova về những mối (khu vực) đe dọa hòa bình thế giới?

Theo những thông tin mà Bộ Quốc phòng Nga cung cấp cho báo chí thì quả thực, quy mô và cường độ các hoạt động quân sự của Hải quân Nga tại ven bờ biển Anh, Na Uy, Canada, Greenland (Grinlen), không thực sự gây ấn tượng.

Tất cả các thông tin về hoạt động của hải quân Nga tại khu vực đó đều liên quan chủ yếu đến các tàu của Hạm đội Baltich. Mọi hoạt động của Hải quân Nga tại khu vực này gần như đều do các tàu hộ vệ (hộ tống- Corvette) tương đối mới của Hạm đội Baltich thực hiện- các tàu của Hạm đội Baltich thường ra khơi từng hai chiếc một, qua khu vực eo biển (khu vực có các eo biển nối Biển Baltich với Đại Tây Dương-ND) và trực chiến trong một thời gian không dài ở một nơi nào đó gần nước Anh.

Cụ thể, sau đây là bảng liệt lế các chuyến ra khơi gần đây nhất (của các tàu Hạm đội Baltich-ND):

- Tháng 7/2016, một cụm tàu chiến thuật gồm 2 tàu hộ vệ “Boiki” và Stoiki” đến trực chiến tại Biển Bắc trong thời gian nửa tháng;

- Tháng mười năm đó, các tàu hộ vệ “Soobrazitelnyi” và “Boiki” có mặt trên khu vực Bắc Đại Tây Dương;

Tàu hộ vệ Nga “Soobrazitelnyi”

- Từ ngày 7/4 đến 1/5/2017, lại các tàu hộ vệ “Soobrazitelnyi” và “Boiki” rời thành phố (cảng) Baltisk đi đến eo biển Saint-Malo và eo biển Manche;

- Từ 4 đến 15/6/2017, các tàu hộ vệ “Steregushi” và “Boiki” trực tác chiến trên Biển Bắc;

- Ngày 14/10. Một đội tàu của Hạm đội Baltich gồm các tàu hộ vệ “Boiki” và “Sobrazitelnyi hộ tống tàu chở hàng “Kola” rời thành phố Bantisk.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/anh-bat-luc-khi-tau-ngam-nga-hoat-dong-ngay-truoc-mui-3361825/