Ăn uống khoa học để giảm thiểu cơn đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày tuy phổ biến nhưng lại là căn bệnh có thể phòng ngừa, hãy áp dụng và thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học để bảo vệ và nâng cao sức khỏe, đặc biệt giúp hạn chế các nguy cơ về bệnh về dạ dày.

Ảnh minh họa

Người bị đau dạ dày cần thực hiện việc ăn chậm, nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng hoạt động cho dạ dày; hạn chế tối đa việc ăn nhanh nuốt vội, vừa ăn vừa làm việc. Hãy cố gắng thư giãn trong bữa ăn để dạ dày hoạt động hiệu quả giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

Ăn uống điều độ đúng giờ, có định lượng sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa. Cần ăn đầy đủ 3 bữa/ngày và ăn đúng giờ, không nên để dạ dày quá đói hoặc quá no vì khi đó các axit trong dạ dày sẽ tiết ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.

Không vừa ăn vừa uống, tốt nhất hãy uống 1 cốc nước trước bữa ăn 30 phút để giúp bạn ăn ngon miệng hơn và sau khi ăn chỉ nên uống thêm một vài ngụm nước nhỏ.

Các loại rau xanh có màu đậm cung cấp một nguồn lớn vitamin cho cơ thể như vitamin A, C, K, axit folic, sắt, và canxi – là nguồn quan trọng đối với việc chữa bệnh viêm dạ dày và loét dạ dày. Những loại thực phẩm có màu xanh đậm dễ tìm như cải xanh, cải bắp, măng tây…

Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày thì nên sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều protein nhưng ít chất béo. Việc bổ sung thêm protein vào cơ thể nhằm giúp cơ thể sửa chữa các tế bào cũ bị hư hỏng, lấp đầy những vết sẹo trong dạ dày tá tràng. Không nên tiêu thụ những thực phẩm protein giàu chất béo vì chất béo làm tăng sản xuất acid dạ dày, gây kích ứng hơn cho dạ dày. Thực phẩm ít chất béo có chứa hàm lượng protein cao bao gồm thịt nạc, cá, gia cầm da, sản phẩm đậu nành, đậu, sữa ít béo và sữa chua ít chất béo.

Ảnh minh họa

Không nên hoạt động trí óc hay hoạt động thể lực mạnh trong khoảng thời gian 30 phút sau bữa ăn vì lúc này não bộ đang tập trung điều khiển dồn toàn bộ năng lượng cơ thể để thực hiện việc tiêu hóa thức ăn một cách hiệu quả nhất, nếu bạn có những hoạt động khác thì cơ thể sẽ có sự “chia sẻ” năng lượng nhất định khiến dạ dày hoạt động quá tải, kém hiệu quả, lâu dần sẽ gây nên bệnh đau dạ dày.

Bởi căng thẳng, stress, áp lực chính là nguyên nhân làm tăng sản sinh axít dạ dày và tiêu hóa chậm, gây rối loạn dạ dày lâu dần gây nên các chứng bệnh đau dạ dày và rất nhiều chứng bệnh khác. Chính vì vậy bạn cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, giải tỏa stress, luôn giữ cho mình tâm lý thoải mái, vui vẻ chính là biện pháp hỗ trợ phòng bệnh đau dạ dày nói riêng và các căn bệnh khác nói chung.

Chú ý giữ ấm vùng bụng: vùng bụng sau khi bị lạnh sẽ khiến chức năng dạ dày kém đi. Vì vậy, người bị bệnh dạ dày càng nên chú ý giữ ấm cơ thể nhất là vùng bụng, đừng để nhiễm lạnh.

Bổ sung vitamin C: vitamin C có tác dụng bảo vệ dạ dày nếu tiêu thụ trong mức cho phép. Duy trì hàm lượng vitamin C bình thường trong dịch dạ dày có thể phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Bạn nên bổ sung vitamin C qua chế độ ăn uống hàng ngày với các loại rau củ quả tươi.

Nguồn Nông Nghiệp: http://nongnghiep.vn/an-uong-khoa-hoc-de-giam-thieu-con-dau-da-day-post176797.html