Ăn uống gì khi bị suy nhược cơ thể?

Khi cơ thể ăn uống nhiều mà không hấp thu tốt, tiêu hóa kém, người luôn mệt mỏi, gầy gò, sợ lao động, lúc nào cũng như người tụt huyết áp, đó là lúc bạn bị suy nhược cơ thể. Bên cạnh việc phải nghỉ ngơi, bạn cần có chế độ ăn đặc biệt giúp bồi bổ giúp hồi sức dưới đây:

Biểu hiện của suy nhược cơ thể rất dễ nhận biết bởi các triệu chứng như:

– Cơ thể gầy yếu, xanh xao, chóng mặt, ù tai, dễ ngất xỉu, chán ăn, sụt cân, hay đổ mồ hôi trộm…

– Có hiện tượng mỏi cơ, chuột rút, đau lưng, dễ mệt mỏi khi vận động.

– Rối loại giấc ngủ: mất ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn, đôi khi có ác mộng.

– Rối loạn thần kinh: đau đầu, mất khả năng tập trung vào công việc, trí nhớ giảm sút.

– Rối loạn cảm xúc: cảm thấy buồn bã lo âu, bồn chồn, khó chịu, lo sợ, bị quan, nóng nảy, dễ kích động.

– Rối loạn tình dục: nữ thường mất khoái cảm, nam thường bất lực, xuất tinh sớm.

Để khắc phục bệnh suy nhược cơ thể người bệnh nên có một chế độ ăn uống điều độ và khoa học. Đồng thời, phải bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng vào các bữa ăn hằng ngày. Thực đơn cần phải đảm bảo đủ 4 thành phần chính là chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và các chất khoáng khác. Bạn cũng không nên nuông chiều bản thân và chỉ ăn những thứ mình thích. Nên hạn chế thu nạp các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo và lượng đường lớn vì chúng hoàn toàn không tốt cho sức khỏe.

Dưới đây là một số món ăn bồi bổ cho cơ thể được chúng tôi tổng hợp lại:

Canh sò ngao cà rốt đậu đỏ: sò ngao 200g, xuyên khung 15g, cà rốt 100g, đậu đỏ 100g cho nước sạch gia vị, nấu canh, vớt bỏ bã xuyên khung, thêm mắm, hành, bột ngọt, chia ăn trong ngày, liên tục 5 - 7 đợt ngày. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, sợ lạnh, sợ gió, tay chân lạnh.

Hà thủ ô đỏ: Có tác dụng bổ máu, chữa thận suy, gan yếu, thần kinh suy nhược, ngủ kém, thiếu máu, đau lưng, mỏi gối; uống lâu làm đen râu tóc đối với người bạc tóc sớm, làm tóc đỡ khô và đỡ rụng. Ngày dùng 6-12 g sắc hoặc ngâm rượu uống.

Thịt heo hầm: 100 gr thịt heo nạc, 15 gr vị thuốc hoàng kỳ, 10 gr đẳng sâm. Chế biến: thịt nạc rửa sạch, cắt miếng vừa dùng, rồi cùng các nguyên liệu (đã rửa sạch) cho vào nồi, nêm nếm gia vị, hầm đến chín mềm. Dùng cả cái lẫn nước. Món ăn này bồi bổ khí huyết rất tốt.

Trà linh chi: Linh chi 9g, nấu hãm uống như nước trà. Dùng cho các trường hợp suy nhược thần kinh, đau đầu chóng mặt, hồi hộp mất ngủ, sút giảm trí nhớ ở người cao tuổi, người bị yếu mệt do bệnh lâu ngày.

Thịt gà chưng cách thủy: 200 - 250 gr thịt gà ta, 15 gr long nhãn, 15 gr đương quy, 15 gr kỷ tử. Chế biến: rửa sạch các nguyên liệu, cho vào thố cùng gia vị rồi chưng cách thủy đến chín mềm. Ngày dùng một lần, liền trong một tuần rất tốt cho những người suy nhược, thể lực yếu.

Nguồn Lao Động: http://laodong.com.vn/suc-khoe/an-uong-gi-khi-bi-suy-nhuoc-co-the-540277.bld